LSO-Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chất lượng sản phẩm không ngừng nâng lên mới cạnh tranh được. Nông dân Lạng Sơn với sự hỗ trợ đắc lực của Hội Nông dân tỉnh đã thay đổi các phương thức canh tác truyền thống bằng những phương thức mới và bước đầu đã gặt hái được thành công.Mùa vàng ở xã Hoàng Văn Thụ (Văn Lãng) - Ảnh: Hòa LộcChuyển mình…Lạng Sơn là tỉnh thuần nông, người dân sống chủ yếu nhờ vào thu nhập từ nông nghiệp. Vì vậy, việc thay đổi để có thể phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách của nông dân. Nắm bắt được điều đó, Hội Nông dân tỉnh đã nêu cao vai trò công tác “Nông vận” trong giai đoạn này. Từ đó, hội đã xây dựng và củng cố hoàn thiện 226 cơ sở hội, 2.342 chi hội với 96.415 hội viên, chiếm tỷ lệ 81,2% so với hộ nông nghiệp. Đặc biệt là việc vận động nông dân thực hiện chủ trương phát triển sản xuất, chủ động phối hợp, liên kết với các ngành liên quan để tín chấp, hỗ trợ vốn vay cho...
LSO-Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chất lượng sản phẩm không ngừng nâng lên mới cạnh tranh được. Nông dân Lạng Sơn với sự hỗ trợ đắc lực của Hội Nông dân tỉnh đã thay đổi các phương thức canh tác truyền thống bằng những phương thức mới và bước đầu đã gặt hái được thành công.
|
Mùa vàng ở xã Hoàng Văn Thụ (Văn Lãng) – Ảnh: Hòa Lộc |
Chuyển mình…
Lạng Sơn là tỉnh thuần nông, người dân sống chủ yếu nhờ vào thu nhập từ nông nghiệp. Vì vậy, việc thay đổi để có thể phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách của nông dân. Nắm bắt được điều đó, Hội Nông dân tỉnh đã nêu cao vai trò công tác “Nông vận” trong giai đoạn này. Từ đó, hội đã xây dựng và củng cố hoàn thiện 226 cơ sở hội, 2.342 chi hội với 96.415 hội viên, chiếm tỷ lệ 81,2% so với hộ nông nghiệp. Đặc biệt là việc vận động nông dân thực hiện chủ trương phát triển sản xuất, chủ động phối hợp, liên kết với các ngành liên quan để tín chấp, hỗ trợ vốn vay cho nông dân; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, giúp nông dân mạnh dạn đầu tư vốn mua các loại máy nông cụ, vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi để đạt được giá trị kinh tế cao. Với sự hỗ trợ đắc lực của Hội Nông dân tỉnh, đã có nhiều nông dân trở thành ông chủ với thu nhập tương đối cao. Đi lên từ hai bàn tay trắng nhưng bằng sự nỗ lực của chính mình, anh Lý Văn Hiếu, xã Kim Đồng, Tràng Định đã vươn lên thành một triệu phú trẻ. Bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ Qũy hỗ trợ nông dân, anh đã mạnh dạn đầu tư lập trang trại chăn nuôi cộng thêm trồng quýt và thạch đen. Hiện nay, trang trại của anh có 2 vườn cam, quýt rộng khoảng 1ha, mỗi năm cho thu trên dưới 5 tấn quả bán ra thị trường. Trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có vài chục con lợn, vài trăm con gà thịt, đẻ trứng… tổng mỗi năm cho thu nhập từ 70 – 75 triệu đồng. Anh chia sẻ: “Là nông dân trong thời kỳ mới, mình phải nghiên cứu kỹ những mô hình để làm sao chọn được cho mình mô hình phù hợp với điều kiện thực tế. Khi đã đảm bảo được sự phát triển thì phải liên hệ để có đầu ra cho sản phẩm. Nông sản của mình nếu không đảm bảo về chất lượng thì khó có đầu ra ổn định được. Mà muốn có sản phẩm chất lượng thì cần đảm bảo giữa thu – chi cân đối thì mới có thể phát triển bền vững được”.
|
Cơ giới hóa trong nông nghiệp ở xã Hợp Thành (Cao Lộc) – Ảnh: Thanh Sơn |
Hiện nay, hội đang cố gắng để chuyển đổi tư duy của nông dân về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa nông sản, đảm bảo năng suất, chất lượng, tăng giá trị kinh tế, xây dựng thương hiệu có uy tín và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời tăng cường phối hợp với các đoàn thể, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, các nhà khoa học để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ về vốn, giúp nông dân có thể phát triển một cách toàn diện hơn. Anh Đoàn Văn Thành ở xã Hùng Việt, huyện Tràng Định chia sẻ: “Là nông dân không nhất thiết phải gắn với con trâu, cái cày, đồng ruộng. Mình phải có một cái nhìn khác về thời cuộc, có như thế mới có thể tồn tại được, phải dám dấn thân, dám mạo hiểm để có được kết quả tốt”. Là nông dân chính gốc, nhưng anh Thành nhận ra rằng nếu cứ cố bám trụ với mỗi cây lúa thì khó khấm khá lên được. Vì thế, anh đã chọn một mô hình lập trang trại chăn nuôi dê. Những năm đầu, anh lặn lội khắp nơi, tìm hiểu các mô hình để có phương pháp chăn nuôi hiệu quả nhất. Hiện, trang trại của anh có hơn 70 con dê, bên cạnh đó cây thạch đen là thế mạnh của địa phương nên gia đình đã trồng thêm 1 ha mỗi năm. Bình quân thu nhập mỗi năm đem lại 60 – 70 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm từ trang trại anh đã được tư thương trong và ngoài tỉnh biết đến là một địa chỉ đáng tin cậy.
|
Hội Tịnh điền ngày nay tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn – Ảnh: Thanh Luyện |
Thi đua xây dựng nông thôn mới
Cùng với việc chăm lo cho hội viên phát triển kinh tế để ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu, các cấp hội luôn tích cực vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, hăng hái đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, chấp hành nghiêm chủ trương giải toả, quy hoạch và chỉnh trang đô thị. Trong những năm qua, nông dân toàn tỉnh đã bàn giao hàng chục hecta đất cùng với vật kiến trúc trên đất để mở rộng, nâng cấp đường giao thông; bàn giao hàng trăm hecta đất sản xuất trước thời hạn cho các ban quản lý dự án xây dựng. Năm 2010, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp được gần 400 triệu đồng, huy động trên 1.000 công lao động để phát quang, sửa chữa được gần 200 km đường giao thông nông thôn, xây 2 cầu bê tông, 11km đường bê tông và 9 công trình mang tên hội. Không những thế, hàng năm các cấp hội còn tích cực tuyên truyền vận động hội viên thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Đến nay, toàn tỉnh có trên 72% hộ nông dân đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Mặt khác, các cấp hội chủ động phối hợp với công an, bộ đội biên phòng cùng các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Luật Nghĩa vụ quân sự, các quy định về khai thác hải sản và tích cực vận động gia đình hội viên tham gia dân quân, dân phòng. Đặc biệt, mô hình “Xây dựng chi hội không có hội viên và con em hội viên buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy và không mắc tệ nạn xã hội” được 100% hội viên hưởng ứng, thiết thực góp phần bảo vệ an ninh trật tự trong từng xã, phường, thôn xóm.
|
Phần thi tài năng nông dân của HND huyện Tràng Định trong hội thi “Nhà nông đua tài năm 2010 – Ảnh: Xuân Hương |
Vươn lên cùng sự phát triển của tỉnh
Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình kinh tế trang trại. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm trang trại phân bố khắp các địa phương với quy mô từ vài sào đến hàng chục ha; từ đối tượng sản xuất là gia súc, gia cầm, thủy sản cho đến các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao; từ phương thức sản xuất độc canh cho đến các mô hình hỗn hợp, VAC, nông lâm kết hợp… Hầu hết các mô hình này đều mang lại hiệu quả kinh tế cao so với phương thức canh tác truyền thống. Mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm không còn là chuyện xa lạ với nhiều nông dân. Mô hình kinh tế trang trại đem lại hiệu quả cao, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng cho kinh tế nông nghiệp.
|
Trồng ngô lai bên ven sông Kỳ Cùng ở xã Gia Cát huyện Cao Lộc – Ảnh: La Nam |
Trong những năm tới, để khai thác hiệu quả những tiềm năng của tỉnh nhà, Hội Nông dân tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau vượt khó giảm nghèo, làm giàu chính đáng, nỗ lực phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa và khu dân cư văn hóa; tích cực vận động nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, ma tuý, tệ nạn xã hội, nhiệt tình xây dựng địa phương ; vừa tăng cường công tác tuyên truyền, vừa tổ chức tốt các dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về phong trào nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuân Hương
Ý kiến ()