Nơi ý Ðảng hợp lòng dân
Tỉnh Gia Lai có 68 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đây là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa, giao thông cách trở, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống trước đây gặp nhiều khó khăn.Nay bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân có những đổi thay đáng kể. Đạt được kết quả trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải khẳng định đó là sự thể hiện sinh động của sức mạnh ý Đảng hợp lòng dân.Thành tựu đáng tự hàoTrong 10 năm qua (2000-2010), nền kinh tế tỉnh Gia Lai luôn duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân hơn 12,33%/năm, trong đó tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt đến 45.000 tỷ đồng, đã góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo bình quân hằng năm từ 3 đến 4%. Nếu như 2005 tỷ lệ đói nghèo còn chiếm đến 29,82% thì đến năm 2010 chỉ còn 10,82%; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,53 triệu đồng/người/năm. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia và có đường ô-tô đến trung tâm xã; 100% xã, phường có trạm...
Tỉnh Gia Lai có 68 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đây là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa, giao thông cách trở, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống trước đây gặp nhiều khó khăn.
Nay bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân có những đổi thay đáng kể. Đạt được kết quả trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải khẳng định đó là sự thể hiện sinh động của sức mạnh ý Đảng hợp lòng dân.
Thành tựu đáng tự hào
Trong 10 năm qua (2000-2010), nền kinh tế tỉnh Gia Lai luôn duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân hơn 12,33%/năm, trong đó tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt đến 45.000 tỷ đồng, đã góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo bình quân hằng năm từ 3 đến 4%. Nếu như 2005 tỷ lệ đói nghèo còn chiếm đến 29,82% thì đến năm 2010 chỉ còn 10,82%; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,53 triệu đồng/người/năm. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia và có đường ô-tô đến trung tâm xã; 100% xã, phường có trạm y tế và phòng khám khu vực, trong đó 60% số trạm có bác sĩ. Toàn tỉnh hiện có 725 trường với hơn 340 nghìn học sinh theo học các cấp học, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; các phương tiện nghe nhìn đã được phủ sóng đến tận người dân, với 90% số hộ được nghe đài phát thanh, 85% được xem truyền hình…
Bên cạnh việc tập trung phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Gia Lai đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên cho phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhằm nâng cao mức sống cho người dân, đồng thời thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn. Ngoài việc ra Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo (XĐGN), xác định rõ chương trình mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ không riêng của ngành nào, cấp nào, với phương châm chỉ đạo là tập trung ưu tiên XĐGN cho những nơi khó khăn, vùng căn cứ kháng chiến cũ và vùng biên giới, những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đồng thời phát động phong trào tham gia XĐGN rộng khắp trong toàn xã hội. Nhiều mô hình kết nghĩa đã giúp bà con các dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, ổn định cuộc sống, mang lại hiệu quả cao và được nhân rộng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập. Hiệu quả mang lại trong công cuộc XĐGN ở Gia Lai những năm qua còn ở chỗ, tỉnh đã biết kết hợp và lồng ghép các chương trình XĐGN với các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình 135, định canh định cư, các chính sách về đất đai, hỗ trợ vốn cho người nghèo thông qua vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư; hỗ trợ mua nhà trả chậm theo QĐ 132, 134 của Chính phủ và các chính sách xã hội khác… Chỉ riêng Chương trình 135, từ năm 2002 đến nay, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu P xã hội cho 309 làng, thuộc 68 xã đặc biệt khó khăn đã lên đến hơn 400 tỷ đồng; trong số này, tỉnh ưu tiên cho xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật với nguồn vốn gần 200 tỷ đồng, bao gồm xây dựng 18 trung tâm cụm xã, 151 trường học với 530 phòng học kiên cố và bán kiên cố; 880 km đường liên thôn, liên xã; 31 công trình thủy lợi, 1.100 cống thoát nước, 26 cầu, 40 ngầm qua suối, bê-tông hóa 5.055 km kênh mương; xây dựng 430 trạm biến áp hạ thế với 191,73 km đường dây điện được kéo về các buôn làng. Nhiều công trình dân sinh cũng được đầu tư xây dựng, kịp thời phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho người dân như chợ trung tâm, trạm y tế khu vực, hệ thống nước tự chảy tập trung… Ngoài ra, bằng nguồn vốn của Trung ương và ngân sách địa phương, tỉnh đã đầu tư hơn 220 tỷ đồng mua và cấp không 516.000 tấm tôn lợp, hỗ trợ cho 19.480 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giúp bà con xóa nhà tranh tre tạm bợ. Một số công tác khác cũng đạt được những kết quả khả quan như tổ chức định canh, định cư cho gần 1.000 làng với 70.873 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa về nơi ở mới, gần các trung tâm cụm xã…
Khi ý Đảng hợp lòng dân
Hiệu quả kinh tế thì đã rõ nhưng quan trọng hơn, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa xã hội sâu sắc. Dịp cuối năm vừa qua, chúng tôi đến xã Yang Bắc, huyện Đác Pơ, nơi có gần 200 hộ dân sinh sống tại bốn làng Krong Tu, Krong Hra, Muôn và làng Kloe được chứng kiến niềm vui của bà con khi ngày đầu tiên được thấy ánh đèn sáng lên nhờ nguồn điện lưới quốc gia. Đây là một trong số hơn 100 thôn, làng thuộc dự án cấp điện về các thôn, làng vùng sâu, vùng xa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bà con kịp đón Tết. Cũng dễ hiểu, bởi bao năm qua, mọi sinh hoạt của người dân nơi đây chỉ dựa vào ánh sáng của bếp lửa. Mong ước 'làng mình sẽ có điện' luôn là câu cửa miệng của người dân mỗi khi có ai hỏi đến. Tôi gặp già Pah, già làng Krong Tu tại nhà rông của làng. Hóa ra đây là đêm đầu tiên dân làng của già được xem ti-vi tập trung khi làng được kéo điện về. Trong niềm vui khó tả, già nói: 'Sau bao năm chờ đợi nay làng mình đã có điện rồi. Từ ngày có công nhân về đo vẽ, chọn vị trí chôn trụ điện, đến khi đường dây dẫn đến từng nhà, người dân đều chăm chú dõi theo. Nay thì nhà nhà đều có điện, vui quá đi chớ! Chính quyền địa phương còn quan tâm cấp cho mỗi làng một bộ ti-vi cùng thiết bị thu sóng truyền hình để phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng mỗi khi đêm về tại nhà rông của làng'. Cho đến nay, sau khi Dự án cấp điện về các thôn, làng vùng sâu, vùng xa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành, trên địa bàn tỉnh, 100% số thôn làng đã có điện.
Xã Kon Pne (Kbang) chỉ cách đây năm năm là xã xa nhất của Gia Lai và là xã duy nhất còn lại của tỉnh chưa có đường ô-tô đến trung tâm. Gần 30 năm xã tồn tại như một 'ốc đảo', đồng bào Ba Na ở đây gần như sống biệt lập với bên ngoài. Lần trở lại này, chúng tôi thật ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng nơi đây. Dọc hai bên đường từ trung tâm xã vào đã thấy mầu xanh của cây ngô, cây lúa; chạy dọc theo nó là đường dây điện được kéo về thắp sáng đến tận nhà, gặp người dân nét mặt ai cũng rạng rỡ phấn khởi nói chuyện làm ăn, cho thấy con đường đã mang lại cho bà con Ba Na nơi đây điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Hai công trình thủy lợi Đác Trúc, Đác Tờ Các đã phát huy hiệu quả, giúp xã mở rộng diện tích lúa nước lên gần 80 ha bằng các giống mới cho năng suất cao, các loại cây trồng khác như ngô lai, sắn cao sản, chăn nuôi bò, dê…
Nói về sự thay đổi của Kon Pne, đồng chí Chu Văn Định, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Sau hơn năm năm được Nhà nước đầu tư điện – đường – trường – trạm vào xã, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Kon Pne từng bước khởi sắc. Bà con đã sử dụng các nguồn vốn đầu tư để tập trung sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa nước, chăn nuôi tạo thành mô hình kinh tế bền vững. Đến nay, 100% số hộ dân ở Kon Pne có ruộng nước và mỗi hộ có gần một ha đất rẫy để trồng bắp, đậu, mì; cả xã có gần 1.000 con gia súc và hơn 3.500 con gia cầm. Hầu hết gia đình đều xây dựng nhà kiên cố và bán kiên cố. Tuyến đường từ xã về làng được đầu tư xây dựng, 30% số hộ có xe máy; 85% số hộ được xem ti-vi; 100% số hộ sử dụng điện lưới và nước sạch, không còn cảnh lo chạy ăn từng bữa như những năm trước. Đời sống của bà con không chỉ được nâng cao về vật chất mà cả tinh thần, các tập tục lạc hậu đã dần được xóa bỏ, trẻ em đều được đến trường, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được chú trọng…
Trên đường ra, thỉnh thoảng bắt gặp những xe tải, xe công nông chở hàng nông sản và các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà con vào ra tấp nập; rồi nhớ lại niềm vui, phấn khởi trên khuôn mặt của Bí thư Đảng ủy xã, của những người dân… cũng như những gì tai nghe mắt thấy, tôi hiểu vì sao người dân nơi đây gọi con đường ấy là con đường của ý Đảng – lòng dân.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()