Nơi khởi đầu chủ trương đổi đất lấy hạ tầng
Đường Trần Phú - Quang Trung - Hạ Long (TP Vũng Tàu) tuyến đường lấn biển từng được bầu chọn là tuyến đường đẹp nhất Việt Nam. Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi khởi đầu chủ trương đổi đất lấy hạ tầng. Cuộc "mở đường" lắm gian truân, lực cản. Từ "cú hích" ban đầu dồn sức, tập trung nguồn nhân lực xây dựng cơ sở hạ tầng để hôm nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đổi thay toàn diện.Vũng Tàu lung linh, tỏa sáng, xứng danh là thành phố dầu khí và du lịch. Với hào khí của một giai đoạn đã qua, Bà Rịa - Vũng Tàu thênh thang trên đường lớn cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Quê hương của nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu đang "thay da, đổi thịt" từng ngày.Vào dịp này, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh. Một chặng đường không dài, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có bước phát triển toàn diện, nhiều lĩnh vực có bước nhảy vọt. Vũng Tàu được mệnh danh là thành phố dầu khí, vóc dáng...
|
Vũng Tàu lung linh, tỏa sáng, xứng danh là thành phố dầu khí và du lịch. Với hào khí của một giai đoạn đã qua, Bà Rịa – Vũng Tàu thênh thang trên đường lớn cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Quê hương của nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu đang “thay da, đổi thịt” từng ngày.
Vào dịp này, Bà Rịa – Vũng Tàu đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh. Một chặng đường không dài, Bà Rịa – Vũng Tàu đã có bước phát triển toàn diện, nhiều lĩnh vực có bước nhảy vọt. Vũng Tàu được mệnh danh là thành phố dầu khí, vóc dáng của một đô thị văn minh hiện đại đang bừng sáng. Ai đến Bà Rịa – Vũng Tàu đều có cảm nhận về con đường ven biển Trần Phú – Hạ Long – Thùy Vân, đẹp và thơ mộng vào bậc nhất Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng giá trị gia tăng (GDP) năm 2010 gấp 2,27 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân năm năm là 17,78%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 5.872 USD, gấp 2,28 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 2,31 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,19%/năm. Các ngành công nghiệp khí, điện, đạm, thép… vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. Dịch vụ du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu tăng bình quân 14,87%. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh đã chủ động đăng cai tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa – thể thao – du lịch quốc gia và quốc tế, thu hút nhiều du khách: Giải cờ vua trẻ thế giới, Festival biển, Festival diều quốc tế, khai hội văn hóa du lịch, lễ hội văn hóa ẩm thực thế giới. Trong giai đoạn này, trung bình hằng năm Bà Rịa – Vũng Tàu đón khoảng sáu triệu lượt khách, trong đó có khoảng 260 nghìn lượt khách quốc tế.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nhất là cơ sở lưu trú phát triển mạnh: Khách sạn 5 sao Imperial, giai đoạn 1 Khu du lịch cáp treo Vũng Tàu, Khu du lịch Bến Thành – Phước Hải, Khu du lịch resort Côn Đảo. Toàn tỉnh có 160 khách sạn và khu du lịch với khoảng 6.600 phòng nghỉ, trong đó có một khách sạn 5 sao, bảy khách sạn du lịch 4 sao. Ngoài ra, còn khoảng 5.000 phòng nghỉ khác. Trong năm năm (2005-2010), các cụm du lịch tại Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu; Hồ Cốc – Hồ Tràm và Côn Đảo đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư mới, trong đó có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD được khởi công xây dựng và chuẩn bị đầu tư, từng bước hình thành những trung tâm du lịch đồng bộ với nhiều sản phẩm đa dạng, cao cấp hiện đại.
BÀ RỊA – Vũng Tàu có được như ngày hôm nay là nhờ “cú hích” đổi đất lấy hạ tầng. Vào thời điểm trước năm 1993, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhận thấy đặc điểm tỉnh có nhiều đất hoang hóa từ các bãi bồi ven sông, ven biển; đất căn cứ quân sự chế độ cũ để lại, cho nên quỹ đất công của tỉnh còn khá lớn. Cộng thêm sự di dân ồ ạt đến Bà Rịa – Vũng Tàu làm tăng nhanh dân số cơ họccủa tỉnh, cùng với việc các cơ quan, đơn vị của ngành dầu khí đóng trên địa bàn tạo nên nhu cầu về đất đai rất lớn để xây dựng nhà ở, trường học , bệnh viện, các công trình phục vụ ngành dầu khí, du lịch. Công tác quản lý nhà nước về đất đai lâu nay bị buông lỏng, từ chỗ giá đất “rẻ như bèo” đến thời kỳ “tấc đất, tấc vàng”. Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tư duy kinh tế năng động đã nhận thức, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu, trước hết phải tậptrung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng. Để làm được điều đó, phải giải được bài toán về vốn. Xây dựng cơ sở hạ tầng lại cần một nguồn vốn khổng lồ. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nghị quyết về sử dụng quỹ đất công hiện có để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình thực hiện đổi đất lấy hạ tầng ở Bà Rịa – Vũng Tàu mọi người dân đều được hưởng lợi. Ở nhiều khu vực, giá đất chỉ có mấy trăm nghìn đồng/m2, khi Nhà nước làm đường giao thông hoặc xây dựng khu công nghiệp thì giá đất tăng lên hàng chục triệu đồng/m2, thậm chí có nơi lên đến hàng trăm triệu đồng/m2. Người dân đang sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi thì được đền bù theo giá quy định, còn được nhận thêm tiền hỗ trợ, để tổng mức đền bù tương đương giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Ngoài ra, họ còn được mua lại nền nhà giá rẻ trên khu đất công dành cho tái định cư hoặc đối với các dự án nhà ở được mua một căn hộ theo giá ưu đãi; nếu bán đi được hưởng thêm một khoản chênh lệch về giá. Nhiều người đã dùng khoản tiền thu được dochênh lệch giá mua thêm đất thay đổi chỗ ở khang trang hơn. Như vậy, thực hiện việc đổi đất lấy hạ tầng ở Bà Rịa – Vũng Tàu “dân và Nhà nước cùng giàu”. Kết quả của 10 năm (1993-2003) thực hiện phương thức đổi đất lấy hạ tầng, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bà Rịa – Vũng Tàu mỗi năm gần 2.000 tỷ đồng; ngân sách Trung ương đầu tư bình quân từ 30 đến 40 tỷ đồng. Thời gian đầu, Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện tạo vốn từ quỹ đất rất hiệu quả, bởi quỹ đất công còn khá lớn. Đến thời điểm thu hồi đất của dân đang sử dụng hợp pháp, để xây dựng các công trình hạ tầng, dochưa giải quyết hài hòa quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của người sử dụng đất làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Cộng thêm một số cán bộ ở cấp cơ sở khi thực thi công vụ đã lợi dụng việc đền bù, giải tỏa để “kiếm chác” làm cho nhân dân bất bình, phát sinh khiếu kiện.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Trung ương đã cử nhiều đoàntiến hành thanh tra, kiểm tra về thực hiện đổi đất lấy hạ tầng, phát hiện có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện ở cấp cơ sở.
Đổi đất lấy hạ tầng là “cú hích” để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển nhanh chóng và toàn diện. Từ kinh nghiệm của Bà Rịa – Vũng Tàu, tiếp đến TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa… cũng triển khai phương thức đổi đất lấy hạ tầng.
Qua tổng kết thực tiễn, từ kết quả của Bà Rịa – Vũng Tàu và một số địa phương về phương thức đổi đất lấy hạ tầng, đã được “Luật hóa”, trong quy định của Luật Đất đai năm 2003 về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Chúng tôi dạo trên con đường ven biển, ngắm nhìn những con tàu đồ sộ đang neo đậu trên biển, gặp mấy người thân quen, ôn lại thời đổi đất lấy hạ tầng, mọi người đều ghi nhận sự đóng góp của nguyên Chủ tịch Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo Nguyễn Minh Ninh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()