Theo đánh giá của cơ quan chức năng chương trình bình ổn giá cuối năm 2011 và đầu năm 2012 đã được 4 doanh nghiệp thực hiện khá tốt, góp phần tích cực ổn định giá cả nhiều mặt hàng trên địa bàn và giảm bớt áp lực lạm phát. Để có được kết quả đó, bên cạnh vai trò dẫn dắt và bảo trợ của Nhà nước, không thể không nhắc tới sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp. Điển hình trong số đó là Công ty Cổ phần lương thực Cao Lạng, doanh nghiệp này tuy không vay vốn hỗ trợ trong chương trình bình ổn giá, nhưng vẫn cùng với tỉnh thực hiện các kế hoạch bình ổn giá. Có thể khẳng định, sự vào cuộc của các doanh nghiệp đã tạo định hướng rất tốt cho thị trường, góp phần hạn chế tăng mức giá chung, nhất là trong dịp lễ tết… Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá vẫn còn quá ít, điều này khiến chủng loại hàng hóa được bình ổn cũng hạn chế và trên thực tế, mới chỉ có hàng hóa tiêu dùng thiết yếu là được bình ổn, còn lại một số mặt hàng như: sắt thép, gas… chưa có trên danh mục bình ổn. Điều này khiến chỉ số CPI vẫn có thể tăng cao.
LSO-Theo quy luật, cứ vào những tháng cuối năm là thị trường lại có biến động về giá đối với một số mặt hàng thiết yếu. Chính vì vậy, công tác bình ổn giá trong thời gian qua luôn được các cấp, ngành chức năng coi trọng. Đối với Lạng Sơn, năm 2011, UBND tỉnh đã xuất 20 tỷ đồng cho vay không tính lãi trong 6 tháng đối với 4 doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa bán lẻ trên địa bàn. Tuy nhiên, để công tác bình ổn giá đạt hiệu quả cao hơn thì rất cần sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa giữa các cấp, ngành với các doanh nghiệp.
Hội chợ hàng Việt về nông thôn tại huyện Bình Gia – Ảnh: Công Quân
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 tăng 12,41%. Giá cả tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt là đối tượng người nghèo và người có thu nhập thấp. Để chia sẻ khó khăn này với người dân và góp phần kiềm chế lạm phát theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, sau khi Chương trình bình ổn giá năm 2011 kết thúc, tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình bình ổn giá năm 2012 với trọng tâm hướng đến phục vụ người có thu nhập thấp, bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Ông Bùi Gia Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: trong các tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 với trọng tâm là dịp tết Nguyên đán, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh hỗ trợ vốn vay dự trữ hàng hoá phục vụ Tết bằng nguồn vốn của tỉnh và đã được UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho 4 đến 5 doanh nghiệp đầu mối vay không tính lãi trong 6 tháng. Ngoài ra, Sở sẽ thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện theo kế hoạch công tác bình ổn thị trường, thực hiện tốt công tác chỉ đạo, nắm bắt thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, thương nhân trong tổ chức kinh doanh, cung ứng hàng hoá. Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bình ổn thị trường hàng hoá.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng chương trình bình ổn giá cuối năm 2011 và đầu năm 2012 đã được 4 doanh nghiệp thực hiện khá tốt, góp phần tích cực ổn định giá cả nhiều mặt hàng trên địa bàn và giảm bớt áp lực lạm phát. Để có được kết quả đó, bên cạnh vai trò dẫn dắt và bảo trợ của Nhà nước, không thể không nhắc tới sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp. Điển hình trong số đó là Công ty Cổ phần lương thực Cao Lạng, doanh nghiệp này tuy không vay vốn hỗ trợ trong chương trình bình ổn giá, nhưng vẫn cùng với tỉnh thực hiện các kế hoạch bình ổn giá. Có thể khẳng định, sự vào cuộc của các doanh nghiệp đã tạo định hướng rất tốt cho thị trường, góp phần hạn chế tăng mức giá chung, nhất là trong dịp lễ tết… Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá vẫn còn quá ít, điều này khiến chủng loại hàng hóa được bình ổn cũng hạn chế và trên thực tế, mới chỉ có hàng hóa tiêu dùng thiết yếu là được bình ổn, còn lại một số mặt hàng như: sắt thép, gas… chưa có trên danh mục bình ổn. Điều này khiến chỉ số CPI vẫn có thể tăng cao.
Hướng dẫn sử dụng bếp tiết kiệm năng lượng tại hội chợ
hàng Việt về nông thôn tại Bình Gia – Ảnh: C.Q
Theo ông Bùi Gia Tuấn, để có thể hạ nhiệt được chỉ số CPI những tháng cuối năm thì điều đầu tiên chính là cần mở rộng hơn nữa diện “phủ sóng” của chương trình bình ổn giá, các điểm bán hàng bình ổn giá, nhất là khu vực nông thôn. Cần mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp tham gia bình ổn, đặc biệt là các doanh nghiệp như Công ty CP Lương thực Cao Lạng. Đối với chính quyền địa phương, ngay từ bây giờ cần hết sức ưu tiên hỗ trợ phát triển hệ thống bán lẻ, các điểm bán hàng bình ổn, kiên định, bám sát mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô trong điều hành quản lý thị trường, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và có chính sách đi kèm nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia chương trình bình ổn.
Trí Dũng
Ý kiến ()