LSO-Thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Công an, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 24/6/2009 về phát huy vai trò người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 06 từ tỉnh đến các huyện, thành phố, trực tiếp do đồng chí lãnh đạo UBND làm trưởng ban, cơ quan công an là cơ quan thường trực cùng lãnh đạo một số ban, ngành có liên quan. Ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan thống nhất lại các tiêu chí xác định người có uy tín, tổ chức rà soát, bổ sung danh sách người có uy tín, tiến hành phân công, phân cấp quản lý theo Chỉ thị 06. Người cao tuổi xã Thanh Long (Văn Lãng) được khám bệnh và cấp thuốc miễn phí - Ảnh:Thanh HòaTheo kết quả bình xét công nhận người có uy...
LSO-Thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Công an, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 24/6/2009 về phát huy vai trò người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 06 từ tỉnh đến các huyện, thành phố, trực tiếp do đồng chí lãnh đạo UBND làm trưởng ban, cơ quan công an là cơ quan thường trực cùng lãnh đạo một số ban, ngành có liên quan. Ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan thống nhất lại các tiêu chí xác định người có uy tín, tổ chức rà soát, bổ sung danh sách người có uy tín, tiến hành phân công, phân cấp quản lý theo Chỉ thị 06.
Người cao tuổi xã Thanh Long (Văn Lãng) được khám bệnh
và cấp thuốc miễn phí – Ảnh:Thanh Hòa
Theo kết quả bình xét công nhận người có uy tín năm 2011, toàn tỉnh Lạng Sơn đã xét duyệt công nhận người có uy tín cho 1.194 người, trong đó đã phân cấp tỉnh quản lý, vận động 106 người, cấp huyện 1.088 người. Về thành phần dân tộc, đảm bảo các dân tộc đều có người được công nhận người có uy tín. Về độ tuổi, dưới 40 tuổi có 58 người; từ 41 đến 50 tuổi là 148 người; từ 51 đến 60 tuổi là 300 người và từ 61 tuổi trở lên là 688 người. Về thành phần cán bộ trí thức nghỉ công tác là 342 người; chức sắc, chức việc trong tôn giáo là 60 người; thầy cúng, thầy mo, bà bóng là 49 người; trưởng thôn, già làng, tộc trưởng 238 người; thành phần khác là 460 người. Thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín, thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã quan tâm tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị. Trong năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, thôn và cộng đồng, tổ chức đưa đoàn đại biểu của tỉnh đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ I tại Hà Nội. Uỷ ban MTTQ các cấp tổ chức các lớp bồi dưỡng cho trên 200 người có uy tín về công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc cách mạng mang tính toàn dân, toàn diện ở cơ sở và cộng đồng dân cư. Bộ CHQS tỉnh hướng dẫn Ban CHQS 5 huyện biên giới tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho người có uy tín tại từng huyện. Huyện Hữu Lũng mở lớp bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng – an ninh với 50 người có uy tín tham gia. Ban Dân vận tổ chức cho 32 người; thành phố Lạng Sơn tổ chức cho 16 người có uy tín đi thăm quan, học tập tại một số địa phương trong cả nước. Cùng với đào tạo, bồi dưỡng, ban chỉ đạo các cấp còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà, gặp gỡ, động viên tinh thần cho 3.000 lượt người có uy tín. Đồng thời tổ chức thành công hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín tại từng huyện, thành phố và trong toàn tỉnh. Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh khẳng định: Thông qua các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, biểu dương đã giúp động viên tinh thần người có uy tín thêm phấn khởi, có tinh thần trách nhiệm phát huy trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân, tạo môi trường ổn định, lành mạnh phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Có thể thấy rằng, thời gian qua, công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng công an, dân vận, MTTQ đã phát huy tốt vai trò nòng cốt. Người có uy tín trên địa bàn đã sử dụng uy tín, ảnh hưởng của mình tham gia giải quyết nhiều vụ việc phức tạp ngay tại cơ sở, là nhân tố tích cực trong tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Cùng với đó tích cực tham gia tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo môi trường ổn định, lành mạnh phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong năm 2012, ban chỉ đạo các cấp đã xây dựng kế hoạch thực hiện, tổng số người có uy tín toàn tỉnh là 1.916 người, trong đó có 1.728 nam, 188 nữ. Thành phần dân tộc Kinh có 106 người, Tày có 801 người, Nùng có 855 người, Dao có 135 người, Hoa 1 người, Sán Chay 14 người, Mường 1 người. Để tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, năm 2012, UBND tỉnh đã đề nghị Uỷ ban Dân tộc nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động cho các đối tượng người có uy tín; đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, để họ có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, địa phương.
Thái Dương
Ý kiến ()