Nỗ lực ngăn chặn xung đột ở Xy-ri
Lực lượng an ninh Xy-ri điều tra vụ đánh bom của phiến quân ở thành phố Đê-ia Đo-rơ. Sau một thời gian ngắn lắng dịu, tình hình an ninh tại Xy-ri lại bùng phát nghiêm trọng khi có tin Đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn A-rập (AL) về Xy-ri, cựu Tổng Thư ký LHQ Cô-phi An-nan sắp tới thăm Xy-ri để xem xét việc thực thi Kế hoạch hòa bình sáu điểm do ông đề xuất đã được các bên chấp thuận cuối tháng trước.Sự kiện đang làm chấn động dư luận khu vực và thế giới là vụ tiến công thảm sát 92 người dân, trong đó có 32 trẻ em tại ngôi làng Hu-la gần thành phố Hom-xơ ở miền trung Xy-ri ngày 25-5. Ngay lập tức, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun và Đặc phái viên C.An-nan đã lên án vụ thảm sát dân thường này và nêu rõ, đây là"hành động tội ác tàn bạo và kinh hoàng". Những kẻ phạm tội ác phải bị quy trách nhiệm. LHQ đã kêu gọi một hành động quốc tế khẩn cấp đối với Xy-ri. Trước đó, Chính phủ Xy-ri cáo buộc các lực lượng...
Lực lượng an ninh Xy-ri điều tra vụ đánh bom của phiến quân ở thành phố Đê-ia Đo-rơ. |
Sau một thời gian ngắn lắng dịu, tình hình an ninh tại Xy-ri lại bùng phát nghiêm trọng khi có tin Đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn A-rập (AL) về Xy-ri, cựu Tổng Thư ký LHQ Cô-phi An-nan sắp tới thăm Xy-ri để xem xét việc thực thi Kế hoạch hòa bình sáu điểm do ông đề xuất đã được các bên chấp thuận cuối tháng trước.
Sự kiện đang làm chấn động dư luận khu vực và thế giới là vụ tiến công thảm sát 92 người dân, trong đó có 32 trẻ em tại ngôi làng Hu-la gần thành phố Hom-xơ ở miền trung Xy-ri ngày 25-5. Ngay lập tức, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun và Đặc phái viên C.An-nan đã lên án vụ thảm sát dân thường này và nêu rõ, đây là”hành động tội ác tàn bạo và kinh hoàng”. Những kẻ phạm tội ác phải bị quy trách nhiệm. LHQ đã kêu gọi một hành động quốc tế khẩn cấp đối với Xy-ri. Trước đó, Chính phủ Xy-ri cáo buộc các lực lượng chống đối chính phủ tiếp tục tiến hành hàng loạt vụ đánh bom liều chết và tiến công các cơ quan chính phủ, kể cả vào bệnh viện; tàn bạo nhất là vụ đánh bom trên đường cao tốc ở ngoại ô Thủ đô Đa-mát ngay sau cuộc bầu cử Quốc hội theo Hiến pháp sửa đổi. Các tay súng nổi dậy cũng tiến công đoàn xe chở các nhân viên thuộc phái đoàn giám sát ngừng bắn của LHQ.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun, trong một báo cáo gửi đến Hội đồng Bảo an LHQ nêu rõ, tình hình Xy-ri thật sự vẫn còn rất nghiêm trọng. Những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chỉ mới đạt bước tiến triển nhỏ. Các nhóm vũ trang của phe đối lập vẫn duy trì sự kiểm soát tại các khu vực quan trọng của một số thành phố trên cả nước và sự tinh vi và quy mô các cuộc tiến công cho thấy đây là hoạt động của các băng nhóm khủng bố có tổ chức. Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tất cả các nước không cung cấp vũ khí cho Xy-ri, kể cả chính quyền và phe đối lập. Trong cuộc họp báo tại Thủ đô Đa-mát ngày 21-5, người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, ông He-vơ Lét-xâu, đang thăm Xy-ri để xem xét việc triển khai phái bộ quan sát viên của LHQ đã cho rằng, đang có bên thứ ba tại Xy-ri. Đó là các nhóm khủng bố, những kẻ đang cố lợi dụng tình hình bất ổn tại quốc gia này hòng trục lợi. Ông cảnh báo, việc quân sự hóa đối với cuộc khủng hoảng Xy-ri là không thể chấp nhận.
Nhận định của các quan chức cấp cao LHQ về những lực lượng”tham chiến” tại Xy-ri khớp với đánh giá của một số tổ chức quốc tế khác. Trong một báo cáo của Ủy ban Điều tra quốc tế độc lập về Xy-ri gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) ngày 25-5, Ủy ban này cho rằng, tình trạng bạo lực vẫn không ngừng diễn ra tại Xy-ri trong bối cảnh quân sự hóa ngày càng gia tăng. Các nhóm chống Chính phủ Xy-ri đang tăng cường sử dụng các loại thiết bị nổ gây thương vong lớn cho dân thường. Giới quan sát và các chuyên gia nhận định, đã có bên thứ ba can dự vào vấn đề Xy-ri, không hoạt động theo chính phủ lẫn phe đối lập. Bên thứ ba này gồm các phần tử cực đoan có vũ trang và được cho là liên quan mạng lưới khủng bố An Kê-đa.
Trong khi đó, lực lượng đối lập ở Xy-ri bị chia rẽ về giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Nội bộ lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Xy-ri (SNC) đối lập lục đục, có những phe yêu cầu lực lượng bên ngoài can thiệp quân sự và kiên quyết bác bỏ đối thoại với chính quyền Đa-mát, khiến ông Ga-li-un, ngày 24-5, quyết định từ chức Chủ tịch SNC. Lực lượng vũ trang đối lập chính có tên là Quân đội Xy-ri Tự do (FSA) ngày 26-5 tuyên bố sẽ không còn cam kết với kế hoạch hòa bình do LHQ bảo trợ, trừ phi LHQ có hành động can thiệp nhanh chóng.
Dư luận khu vực quan ngại cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng tại Xy-ri có nguy cơ lan sang một số nước láng giềng, sau khi xảy ra vụ các phiến quân ở tỉnh A-lép-pô của Xy-ri bắt cóc 13 tín đồ Hồi giáo Li-băng đang trên đường về nhà sau một chuyến hành hương đến I-ran. Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp nơi trú ngụ cho SNC đối lập, có những hành động và tuyên bố can thiệp vào công việc nội bộ của Xy-ri. Tờ Thời báo Oa-sinh-tơn (Mỹ) số ra ngày 16-5 tiết lộ, vài tuần gần đây, lực lượng đối lập chống Tổng thống B.An A-xát tại Xy-ri đã bắt đầu nhận được một lượng vũ khí lớn và hiện đại hơn. Các quốc gia A-rập ở vùng Vịnh, được sự hợp tác của Mỹ, đã bỏ tiền mua vũ khí cung cấp cho phe đối lập ở Xy-ri.
Như người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, ông H.Lét-xâu đề xuất, điều cần nhất lúc này là các bên tại Xy-ri ngồi lại với nhau tìm giải pháp hòa bình và chấm dứt bạo lực. Với tư cách là một nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mi-kha-in Bô-gđa-nốp cho biết, Nga đã chính thức đề nghị chính quyền Đa-mát và các đại diện của phe đối lập tiến hành đàm phán trực tiếp để giải quyết khủng hoảng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()