Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông
Năm 2010, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển, phương tiện tăng nhanh; nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển; nhiều dịp nghỉ lễ, Tết dài ngày; dịch vụ du lịch phát triển; diễn ra nhiều sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước do đó lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao.Tình hình thiên tai, lũ lụt, triều cường ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt, tuy nhiên tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) vẫn cơ bản được giữ vững, ổn định.Theo thống kê, năm 2010, cả nước xảy ra 48.783 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, đường sắt, làm chết 11.290 người, bị thương 52.256 người. Đáng chú ý, vẫn còn 23 địa phương tăng số người chết do TNGT. TNGT chủ yếu xảy ra trên quốc lộ, do vi phạm các quy định về tốc độ, làn đường...; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhiều người tham gia giao thông còn kém. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông...
Tình hình thiên tai, lũ lụt, triều cường ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt, tuy nhiên tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) vẫn cơ bản được giữ vững, ổn định.
Theo thống kê, năm 2010, cả nước xảy ra 48.783 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, đường sắt, làm chết 11.290 người, bị thương 52.256 người. Đáng chú ý, vẫn còn 23 địa phương tăng số người chết do TNGT. TNGT chủ yếu xảy ra trên quốc lộ, do vi phạm các quy định về tốc độ, làn đường…; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhiều người tham gia giao thông còn kém. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế so với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu; những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về TTATGT chậm được khắc phục, trong quản lý vận tải và quản lý lái xe, nhất là lái xe khách, chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe còn nhiều bất cập.
Năm 2010, cả nước đăng ký mới 183.648 ô-tô, 2.959.300 mô-tô, nâng tổng số phương tiện đã đăng ký lên gần 1,7 triệu ô-tô và hơn 31,1 triệu mô-tô (tăng 12% số xe ô-tô, 10,5% số xe mô-tô so với năm 2009). Như vậy, trung bình hơn hai người dân sở hữu một phương tiện nên sức ép giao thông ngày càng căng thẳng, đã xảy ra 210 vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Tình hình mưa lũ, lụt lội tại các tỉnh miền trung và triều cường tại TP Hồ Chí Minh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt, điển hình là vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trôi xe khách tại Hà Tĩnh, làm chết 19 người, mất tích một người.
Xác định tuần tra, kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm là biện pháp quan trọng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT, lực lượng CSGT phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông vận tải triển khai bốn kế hoạch liên ngành, bố trí lực lượng phối hợp tổ chức kiểm soát, xử lý vi phạm, chú trọng áp dụng các phương thức hóa trang kết hợp xử lý công khai, sử dụng hệ thống giám sát tự động, phát hiện vi phạm, áp dụng chế tài xử phạt theo Nghị định 34/CP, và những lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT, có tác dụng mạnh trong phòng ngừa vi phạm. Trong năm 2010, lực lượng CSGT đã triển khai nhiều kế hoạch TTKS, trong đó tập trung tổng kiểm soát xe khách và mô-tô, mở các đợt cao điểm TTKS dịp Tết và hè, tập trung xử lý tại một số tuyến giao thông trọng điểm như quốc lộ 1, 5, 14, 51, tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương. Cả nước kiểm tra, xử lý hơn 6,3 triệu lượt vi phạm luật giao thông, thu nộp kho bạc nhà nước hơn 1.601 tỷ đồng; (về xử lý vi phạm, tiền phạt tăng 259 tỷ đồng so với năm 2009); tước giấy phép lái xe 226.695 trường hợp, tạm giữ 26.312 ô-tô, 700.491 mô-tô, xe máy, 12.912 phương tiện khác… với các lỗi vi phạm chạy quá tốc độ, chở quá tải, tránh vượt sai quy định, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng rượu, bia quá nồng độ. Số trường hợp vi phạm sử dụng rượu, bia, khi điều khiển xe ô-tô, quá nồng độ cho phép bị xử phạt nhiều hơn, nhưng hiệu quả xử lý vẫn chưa cao, do nhiều người dân vẫn còn thói quen uống bia, rượu, nhất là các ngày lễ, Tết. Đáng chú ý, lực lượng trực tiếp làm công tác bảo đảm TTATGT còn hạn chế, chưa đủ quán xuyến các địa bàn; cá biệt có cán bộ xử lý vụ việc còn chưa linh hoạt, thái độ, tác phong làm việc chưa phù hợp, làm sai quy định đã gây ra một số vụ việc phức tạp. Cả nước xảy ra 58 vụ chống lại CSGT đang thi hành nhiệm vụ, làm một CSGT hy sinh và 27 CSGT bị thương; tuy giảm 35 vụ so với năm 2009, nhưng tính chất chống đối manh động hơn.
Trong tháng 'An toàn Giao thông' lực lượng CSGT đã chú trọng tuyên truyền mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông, với các nội dung 'An toàn giao thông vì hạnh phúc của thanh, thiếu niên và cộng đồng' để người tham gia giao thông hiểu biết đúng, đầy đủ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về bảo đảm TTATGT, khi tham gia giao thông có văn hóa ứng xử chuẩn mực, văn minh, lịch sự; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; biết tôn trọng và nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ người khác; ngược lại người thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT gương mẫu, hiểu biết pháp luật, thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao; tận tụy phục vụ nhân dân, giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn. Lực lượng CSGT đã in và phát hơn một triệu tờ rơi, tổ chức cho 718.451 cá nhân, doanh nghiệp ký cam kết; trực tiếp tuyên truyền cho hơn một triệu lượt cán bộ, học sinh và nhân dân.
Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động bảo đảm TTATGT tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai như: tập trung xây dựng, hoàn thành các văn bản hướng dẫn, triển khai thi hành Luật Giao thông đường bộ; rà soát đề xuất sửa đổi, hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp; đề xuất giảm 30% các thủ tục hành chính theo tinh thần thực hiện giai đoạn 2, Đề án 30 của Chính phủ; tích cực triển khai các phương án, giải pháp phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn, bố trí lực lượng phân luồng, phân tuyến hợp lý; kiến nghị khắc phục 1.415 vấn đề bất hợp lý về tổ chức giao thông, nhiều kiến nghị đã được tiếp thu, khắc phục.
Năm 2011, tình hình TTATGT còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, TNGT vẫn đang là mối đe dọa đến sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Do vậy, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 32/CP của Chính phủ, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế, làm giảm TNGT, ùn tắc giao thông nhất là giảm số người chết do TNGT, cần tập trung tuyên truyền văn hóa giao thông trong cộng đồng và thanh, thiếu niên, nhằm tiếp tục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT; tiếp tục phát triển giao thông công cộng ở các địa phương, tổ chức giao thông hợp lý hơn. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng cải cách thủ tục hành chính gắn liền yêu cầu bảo đảm quản lý nhà nước trên lĩnh vực TTATGT. Cục CSGT tiếp tục tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo toàn lực lượng CAND tham gia bảo đảm TTATGT, chủ động phối hợp các ngành chức năng triển khai các giải pháp kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông. Tăng cường tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ TTKS, đổi mới phương thức hoạt động, giám sát vi phạm bằng khoa học công nghệ, sử dụng các phương tiện nghiệp vụ, áp dụng phương thức kiểm soát công khai kết hợp hóa trang để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp khảo sát, kiến nghị cơ quan chức năng khắc phục 'điểm đen' TNGT, những bất hợp lý về tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu TNGT và ùn tắc giao thông. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ, hạn chế thương vong và hướng dẫn thực hiện các phương án xử lý người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của CSGT.
Theo Nhandan
Ý kiến ()