Theo kế hoạch, những nhóm nghị sĩ thuộc các phe phái ở khu Bờ Tây và dải Ga-da của Pa-le-xtin sẽ nhóm họp vào ngày 15-1 tới để chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng Lập pháp Pa-le-xtin (Quốc hội-PLC) vào đầu tháng 2-2012. Đây là một trong những nỗ lực hòa giải, tiến tới thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc Pa-le-xtin. Tổng thống Pa-le-xtin và người đứng đầu Phong trào Ha-mát tại cuộc gặp mới đây ở Ai Cập. Thỏa thuận hòa giải giữa Phong trào Pha-ta và Phong trào Ha-mát đạt được hồi tháng 5-2011 kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời với nhiệm vụ chuẩn bị tiến hành các cuộc bầu cử QH và tổng thống của Pa-le-xtin trong vòng một năm. Tuy nhiên, các phe phái vẫn chưa cử được người làm thủ tướng. Hai tuần cuối năm 2011 đã đem lại những tin tức tốt lành cho người Pa-le-xtin về sự hòa giải giữa Pha-ta và Ha-mát. Việc các phe phái ở Pa-le-xtin gặp nhau mới đây với những thỏa thuận mới đã từng bước khơi thông bế tắc và thu hẹp bất đồng giữa các bên kể từ năm...
Theo kế hoạch, những nhóm nghị sĩ thuộc các phe phái ở khu Bờ Tây và dải Ga-da của Pa-le-xtin sẽ nhóm họp vào ngày 15-1 tới để chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng Lập pháp Pa-le-xtin (Quốc hội-PLC) vào đầu tháng 2-2012. Đây là một trong những nỗ lực hòa giải, tiến tới thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc Pa-le-xtin.
Tổng thống Pa-le-xtin và người đứng đầu Phong trào Ha-mát tại cuộc gặp mới đây ở Ai Cập.
Thỏa thuận hòa giải giữa Phong trào Pha-ta và Phong trào Ha-mát đạt được hồi tháng 5-2011 kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời với nhiệm vụ chuẩn bị tiến hành các cuộc bầu cử QH và tổng thống của Pa-le-xtin trong vòng một năm. Tuy nhiên, các phe phái vẫn chưa cử được người làm thủ tướng. Hai tuần cuối năm 2011 đã đem lại những tin tức tốt lành cho người Pa-le-xtin về sự hòa giải giữa Pha-ta và Ha-mát. Việc các phe phái ở Pa-le-xtin gặp nhau mới đây với những thỏa thuận mới đã từng bước khơi thông bế tắc và thu hẹp bất đồng giữa các bên kể từ năm 2007. Tại phiên đối thoại tổng thể với sự tham gia của Tổng thống Pa-le-xtin, đồng thời là người đứng đầu phái Pha-ta M.Áp-bát và thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Ha-mát Kh.Mê-san, hai bên đã đề cập nhiều điểm trong thỏa thuận hòa giải như cải cách Tổ chức Giải phóng Pa-le-xtin (PLO), thành lập chính phủ, bầu cử, hòa giải và thống nhất các cơ quan an ninh. Đại diện các phe phái chính trị ở Pa-le-xtin đã nhất trí sớm nối lại hoạt động của PLC bị tê liệt suốt bốn năm qua kể từ khi Ha-mát giành quyền kiểm soát dải Ga-da sau cuộc bầu cử cơ quan lập pháp năm 2007. Với nỗ lực thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, các bên cũng ấn định thời hạn chót cuối tháng 1-2012 phải thành lập một chính phủ lâm thời dựa trên sự đồng thuận và cuộc cải cách các cơ quan an ninh sẽ diễn ra sau khi chính phủ mới được thành lập. Trong một tuyên bố của mình, Phong trào Ha-mát cũng bày tỏ hy vọng các tù nhân của tổ chức này sẽ được trả tự do trong tháng 1-2012.
Tại các cuộc gặp nhằm thúc đẩy triển khai thỏa thuận hòa giải hồi tháng 5 năm ngoái, các phe phái ở Pa-le-xtin cũng đạt một bước quan trọng nhằm tiến tới thống nhất Ban lãnh đạo Pa-le-xtin. Theo đó, các Phong trào Hồi giáo Ha-mát và Gi-hát sẽ tham gia PLO. Sau cuộc họp về cải cách PLO, người đứng đầu Phong trào Ha-mát H.Kh.Mê-san đã bày tỏ tin tưởng, các phe phái ở Pa-le-xtin, trong đó có Ha-mát, đang “trên đường gia nhập” Ban lãnh đạo Pa-le-xtin. Đây là điểm xuất phát mới trên con đường gia nhập PLO của tất cả các phe phái Pa-le-xtin. Các bên đã nhất trí thành lập một ủy ban bầu cử gồm đại diện các phe phái và do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Pa-le-xtin (PNC) X.Da-nun đứng đầu. Một dự luật bầu cử cũng được trao cho các phe phái nghiên cứu và trả lời trước ngày 15-1 tới và đưa ra thảo luận tại phiên họp đầu tiên của ủy ban dự kiến diễn ra trong tháng 1-2012 tại Thủ đô Am-man của Gioóc-đa-ni. Việc tham gia của tất cả các phe phái vào PLO sẽ là một sự kiện mang tính lịch sử, bởi đây là lần đầu có một ban lãnh đạo thống nhất ở Pa-le-xtin. Mặc dù còn nhiều thách thức trước cuộc bầu cử Chính quyền Dân tộc Pa-le-xtin, trong đó có việc tổ chức cho khoảng 5,6 triệu người Pa-le-xtin hiện sinh sống ở khoảng 30 quốc gia trên thế giới đi bầu cử, song theo các nhà phân tích, sự tham gia của cả Ha-mát và Gi-hát vào PLO sẽ giúp người Pa-le-xtin hòa hợp sau nhiều năm chờ đợi.
Những nỗ lực hòa giải dân tộc đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể nhằm ổn định tình hình chính trị Pa-le-xtin, tiến tới thành lập Nhà nước Pa-le-xtin độc lập. Một tín hiệu tích cực mới là, đầu tháng 1 vừa qua, các nhà đàm phán I-xra-en và Pa-le-xtin có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên trong hơn 15 tháng qua, với sự tham dự của đại diện nhóm Bộ tứ (gồm LHQ, Liên hiệp châu Âu (EU), Nga và Mỹ) tại Thủ đô Am-man của Gioóc-đa-ni, nhằm tìm cách nối lại cuộc đàm phán trực tiếp I-xra-en-Pa-le-xtin, hướng tới một thỏa thuận hòa bình vào cuối năm nay. Tuy nhiên, việc I-xra-en tuyên bố sẽ không đàm phán hòa bình với Chính quyền Pa-le-xtin nếu có đại diện của Phong trào Ha-mát, sẽ là một trở ngại đối với việc nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Pa-le-xtin và I-xra-en.
Theo Nhandan
Ý kiến ()