Năm 2010, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn kéo dài nên hầu hết các nhà máy điện ở phía nam đều phải huy động với công suất cao. Tỷ lệ tăng trưởng phụ tải ở khu vực này đạt tới 13-14%/năm, trong khi một số dự án đường dây (ĐD) và trạm biến áp (TBA) chậm đưa vào vận hành dẫn đến lưới truyền tải điện (TTĐ) luôn phải vận hành trong tình trạng đầy và quá tải.Công ty Truyền tải điện 4 hiện đang phụ trách quản lý và vận hành lưới TTĐ gồm khoảng 766 km ĐD và sáu TBA 500 kV, khoảng 3.377 km ĐD và 26 TBA 220 kV trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố khu vực phía nam trải dài từ Bình Thuận, Lâm Đồng đến Cà Mau. Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 4 Nguyễn Xuân Hòa cho biết: Trong năm, số đường dây quá tải dao động từ 14 đến 21 ĐD. Thời điểm hiện nay có đến 14 ĐD thường xuyên vận hành đầy và quá tải. Đối với các ĐD 220 kV mạch kép vận hành đầy tải, trong trường hợp sự cố một...
Năm 2010, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn kéo dài nên hầu hết các nhà máy điện ở phía nam đều phải huy động với công suất cao. Tỷ lệ tăng trưởng phụ tải ở khu vực này đạt tới 13-14%/năm, trong khi một số dự án đường dây (ĐD) và trạm biến áp (TBA) chậm đưa vào vận hành dẫn đến lưới truyền tải điện (TTĐ) luôn phải vận hành trong tình trạng đầy và quá tải.
Công ty Truyền tải điện 4 hiện đang phụ trách quản lý và vận hành lưới TTĐ gồm khoảng 766 km ĐD và sáu TBA 500 kV, khoảng 3.377 km ĐD và 26 TBA 220 kV trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố khu vực phía nam trải dài từ Bình Thuận, Lâm Đồng đến Cà Mau. Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 4 Nguyễn Xuân Hòa cho biết: Trong năm, số đường dây quá tải dao động từ 14 đến 21 ĐD. Thời điểm hiện nay có đến 14 ĐD thường xuyên vận hành đầy và quá tải. Đối với các ĐD 220 kV mạch kép vận hành đầy tải, trong trường hợp sự cố một mạch, mạch còn lại sẽ bị quá tải như các ĐD Phú Mỹ-Long Thành, Thủ Đức-Cát Lái, Thủ Đức-Long Bình, Phú Lâm-Nhà Bè, Long Bình-Long Thành…; bảy TBA luôn vận hành trong tình trạng đầy và quá tải thời điểm cuối năm.
Trong hoàn cảnh đó, việc bảo đảm thiết bị vận hành ổn định, an toàn là nhiệm vụ hết sức nặng nề và đòi hỏi bức thiết, nhất là hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố và giảm tổn thất điện năng, buộc công ty phải 'căng' hết 2.100 CBCNV trên khắp các địa bàn. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý kỹ thuật nhằm chống sự cố, tập trung vào việc tăng cường kiểm tra ngày đêm các vị trí xung yếu trong mùa mưa bão, nhất là sau các hiện tượng thiên tai bất thường đối với các ĐD 500 kV và 220 kV. Theo dõi chặt chẽ các ĐD tải cao và các ĐD quan trọng bằng cách đo nhiệt độ mối nối, kiểm tra vầng quang, kiểm tra hành lang và khoảng cách an toàn để có kế hoạch sửa chữa, ngăn ngừa nguy cơ sự cố. Tích cực trao đổi tình hình vận hành, quá tải lưới điện với các đơn vị liên quan để có các giải pháp điều chỉnh phương thức vận hành thích hợp. Phối hợp các cấp điều độ trong công tác vận hành ở những TBA có dòng ngắn mạch cao, đồng thời thực hiện nhanh các công trình hạn chế dòng ngắn mạch trên lưới và hoàn thành công trình lắp mạch sa thải nguồn khu vực phía nam. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý kỹ thuật, đề xuất các giải pháp vận hành thiết bị bảo đảm an toàn, đúng thông số kỹ thuật, vận hành hợp lý các giàn tụ bù, các nhà hợp bộ. Tiếp tục theo dõi các chế độ vận hành các MBA đầy tải hoặc có hàm lượng khí cháy cao để có kế hoạch xử lý… Nhờ đó, 5/5 chỉ tiêu sự cố đều dưới mức cho phép như: đối với ĐD 500 kV, sự cố thoáng qua chỉ bằng 54,17% mức cho phép, và không có sự cố vĩnh cửu (sự cố phải cắt điện để sửa chữa kéo dài từ 20 phút trở lên); ĐD 220 kV: sự cố thoáng qua chỉ chiếm 20,99%, sự cố vĩnh cửu chỉ bằng 16,4%; đối với các TBA, các sự cố chỉ bằng 57,3% mức cho phép.
Kỹ sư công ty truyền tải điện 4 kiểm tra máy móc, thiết bị cảu trạm biến áp 220 kv Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh)
Trong năm 2010, công ty gặp nhiều khó khăn do các nhà máy nhiệt điện Cà Mau, Phú Mỹ, Trà Nóc, Ô Môn đều phải huy động phát công suất cao, các nguồn này lại nằm tương đối xa so với các trung tâm phụ tải của lưới điện miền nam là khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương nên việc truyền tải một sản lượng điện lớn qua các ĐD dài gây tổn thất cao hơn phương thức vận hành dự kiến, và cao hơn các năm trước. Khối lượng TBA và ĐD đưa vào vận hành chưa kịp tiến độ và thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng quá tải hoặc non tải cục bộ trên lưới điện, dẫn đến hệ thống lưới TTĐ vận hành với mức độ tổn hao cao hơn tính toán. Để hạn chế tổn thất, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật như theo dõi chặt chẽ việc kiểm tra định kỳ các công-tơ ranh giới, tăng cường quản lý giám sát điện năng, kịp thời phát hiện các trường hợp tổn thất tăng cao bất thường. Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị đúng quy định để giảm rò điện. Vận hành các tụ bù, MBA non tải một cách hợp lý. Công ty cũng mạnh dạn đề xuất NPT sớm lắp đặt hệ thống tụ bù vô công tại các điểm nút tiêu thụ công suất phản kháng lớn. Nhờ vậy, tỷ lệ tổn thất điện cả năm 2010 là 1,96%, thấp hơn so chỉ tiêu NPT giao (1,97%).
Để đạt kết quả nói trên, công ty đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng với tổng giá trị hơn 631,4 tỷ đồng. Do gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng và xin cắt điện để thi công nên một số công trình bị chậm tiến độ so kế hoạch. Tuy nhiên, công ty đã thực hiện một số công trình có tính quan trọng, cấp bách như thay ba máy biến thế và lắp tụ bù TBA 500 kV Phú Lâm, đóng điện tám dự án như TBA 220 kV Long Thành (máy 2), tăng công suất TBA 220 kV Bình Hòa. Ngoài ra, đơn vị khẩn trương sửa chữa, cải tạo và nâng cấp 132 dự án, công trình TBA và ĐD với tổng giá trị hơn 64,7 tỷ đồng như phục hồi, cải tạo ĐD 220 kV Đa Nhim-Long Bình, Trị An-Long Bình, Cai Lậy-Trà Nóc; tăng công suất TBA 220 kV Trảng Bàng, Cao Lãnh; tập trung sửa chữa thường xuyên, xử lý hệ thống tiếp địa ĐD 500 kV Plây Cu – Di Linh, Di Linh-Tân Định; xử lý chống ngập nước hầm cáp ĐD 220 kV Nhà Bè-Tao Đàn, xử lý một số trụ, móng của ĐD 220 kV bị sạt lở như Mỹ Tho-Bến Tre, Cai Lậy-Vĩnh Long; hoàn thành thay van các máy cắt 500 kV, đại tu máy cắt 220 kV, thay kẹp rẽ T xuống thanh cái TBA… Phó phòng Kỹ thuật Trương Hữu Thành cho biết, thời gian qua, công ty đã áp dụng hơn 60 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, góp phần làm lợi hàng chục tỷ đồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Với hàng loạt giải pháp đồng bộ nêu trên, năm 2010, sản lượng điện truyền tải qua hệ thống do Công ty Truyền tải điện 4 quản lý ước đạt 47,239 tỷ kW giờ, tăng 12% so năm 2009, tăng 6% so kế hoạch năm, chiếm hơn 55% tổng công suất truyền tải của toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), phục vụ hiệu quả việc truyền tải, cung cấp điện cho các khu vực kinh tế phía nam.
Theo Nhandan
Ý kiến ()