Thứ 7, 08/02/2025 09:27 [(GMT +7)]
Nỗ lực của ngành giáo dục trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em
Thứ 4, 01/06/2011 | 08:52:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Tính đến hết tháng 12/2010, toàn tỉnh Lạng Sơn có 167.913 hộ gia đình với 741.018 nhân khẩu, trong đó trẻ em từ 0 đến 14 tuổi là trên 180.000 cháu. Trong học kỳ I năm học 2010-2011, có 142.236 cháu đang được học tập tại các nhà trường từ cấp học mầm non đến THCS.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và CSVC cũng như khả năng đóng góp của nhân dân, trong những năm qua, ngành GD đẩy mạnh loại hình lớp bán trú 2 buổi ngày ở cấp học mầm non và tiểu học cũng như khuyến khích lớp 2 buổi/ngày tại các trường THCS có điều kiện thuận lợi.
![]() |
Cán bộ y tế Trạm xá phường Chi Lăng phối hợp với Trường Mầm non 8/3 (TPLS) cho các cháu uống bổ sung vi ta min A |
Trong học kỳ I năm học 2010-2011, số lớp bán trú ở cấp học mầm non đã đạt 62,2%, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm học trước; riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi bán trú và 2 buổi/ngày đã đạt 53,23%. Số trẻ thực hiện bán trú và 2 buổi/ngày đạt 70,74%, trong đó số trẻ 5 tuổi thực hiện bán trú đạt 71,9%. Do được học trong lớp bán trú và 2 buổi/ngày, được sinh hoạt trong môi trường tốt, nên các cháu được an toàn, phòng tránh được các tại nạn thương tích. Công tác tiêm chủng, vệ sinh phòng bệnh và việc giám sát an toàn VSTP được tổ chức nghiêm ngặt. Vì vậy, hầu hết các cháu trong loại hình bán trú hoặc 2 buổi/ngày đều đảm bảo sức khỏe, tỷ lệ kênh A trở lên đạt trên 90%, kênh B gần 10% và chỉ còn rất ít trẻ thuộc kênh C; nhiều trường MN đã “xóa” kênh C một cách vững chắc. Đối với cấp tiểu học, trên cơ sở tăng cường CSVC, toàn ngành đã có 149/ 245 trường thực hiện 2 buổi/ngày với tổng số 28.869 học sinh, tăng gần 10% so với năm học 2009-2010. Trong cả 2 cấp học, việc ngành GD tăng cường các lớp bán trú và 2 buổi/ ngày là nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GD chứ không phải để “giữ trẻ”. Cùng với chương trình cải cách ở các lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày, chương trình GD mầm non mới, chương trình dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học được thực hiện một cách tích cực. Đến nay đã có 100% số trường MN với 1394 nhóm lớp thực hiện chương trình GDMN mới, đạt tỷ lệ 73,6% số nhóm lớp và 80,1% trẻ thực hiện chương trình GDMN mới. Số trường tiểu học dạy ngoại ngữ cho học sinh lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần đã tăng nhiều. Ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản của chương trình phổ thông cấp tiểu học, các trường tiểu học chú trọng phát huy tính chủ động, khơi dậy sự sáng tạo trong học sinh theo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Được học tập sinh hoạt tại trường trong suốt cả ngày, 5 ngày/tuần, học sinh cấp học mầm non và tiểu học được bảo vệ tốt hơn, được nuôi và dạy theo phương pháp khoa học; phòng tránh được các tai nạn thương tích…nên trẻ em phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Việc tăng tỷ lệ lớp bán trú và 2 buổi/ngày, trong đó có nhiều lớp tại vùng nông thôn, các xã vùng cao, vùng sâu… còn mang ý nghĩa xã hội to lớn là giải phóng sức lao động cho các gia đình và nhất là chị em phụ nữ; tạo điều kiện cho họ có thời gian lao động sản xuất và học tập. Tuy đã có đến gần 8 giờ ăn ở, sinh hoạt tại nhà trường, song quỹ thời gian các cháu ở tại gia đình còn rất lớn. Vì vậy, ngành GD luôn có ý thức tuyên truyền, hướng dẫn cho các bậc phụ huynh cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Mỗi khi đón trẻ đến trường hoặc vào giờ “trả trẻ”, các cô giáo đều phản ánh cho các bậc cha mẹ biết tình hình sinh hoạt, học tập của trẻ trong ngày, nêu lên những nhận xét của mình về trạng thái tâm sinh lý của trẻ và đưa ra những lời khuyên cần thiết cho các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc con em mình. Ngoài việc tiếp nhận các chương trình, dự án, liên kết tiếp nhận tài trợ dinh dưỡng cho các cháu tại nhà trường, các cô giáo tư vấn trực tiếp cho các gia đình cách chế biến, tăng thêm khẩu phần, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ bằng nguồn thực phẩm sẵn có tại gia đình và địa phương. Tư vấn trực tiếp cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, xây dựng “ngôi nhà an toàn” để tạo môi trường lành mạnh an toàn cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ em đặc biệt “nhạy cảm” với mọi thái độ ứng xử. Quán triệt các chỉ thị của Bộ GD&ĐT, bằng lòng yêu nghề mến trẻ, đội ngũ giáo viên mầm non và tiểu học Lạng Sơn luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tránh mọi hành vi khiến trẻ em bị tổn thương. Sự ứng xử đầy tính nhân văn tại nhà trường không chỉ làm yên lòng các bậc cha mẹ, mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các gia đình, các địa phương và các tổ chức xã hội khác trong việc bảo vệ trẻ em.
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Poll
Ý kiến ()