Nỗ lực cải cách lao động của các nước Mỹ Latinh
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) vừa qua là dịp để các nước Mỹ Latinh cho thấy những nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người lao động của mình thông qua nhiều cải cách. Tại Bolivia, Tổng thống Evo Morales đã tuyên bố tăng 22,7% lương tối thiểu trên toàn quốc và tăng 8% lương tại các lĩnh vực như y tế, giáo dục, lực lượng quân đội và an ninh. Theo tuyên bố của Tổng thống, mức lương tối thiểu của cán bộ công nhân viên Bolivia sẽ ở mức 1000 bolivianos (tương đương 144 USD). Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn mức đề xuất của Liên đoàn Lao động Bolivia. Tổng thống Morales cho rằng, việc tăng lương qua mức 144 USD là không thể đối với nền kinh tế nước này. Ông cho biết thêm, vào thời điểm trước khi ông nhậm chức, lương tối thiểu đã tăng 45,6% trong vòng 7 năm. Trong khi trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước của ông, mức lương tối thiểu đã được tăng 123%.Tại Cuba, với khẩu hiệu "Bảo đảm và cải thiện chủ nghĩa xã hội", nhà lãnh đạo Cuba Raul Castro đã dẫn đầu...
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) vừa qua là dịp để các nước Mỹ Latinh cho thấy những nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người lao động của mình thông qua nhiều cải cách.
Tại Bolivia, Tổng thống Evo Morales đã tuyên bố tăng 22,7% lương tối thiểu trên toàn quốc và tăng 8% lương tại các lĩnh vực như y tế, giáo dục, lực lượng quân đội và an ninh. Theo tuyên bố của Tổng thống, mức lương tối thiểu của cán bộ công nhân viên Bolivia sẽ ở mức 1000 bolivianos (tương đương 144 USD). Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn mức đề xuất của Liên đoàn Lao động Bolivia.
Tổng thống Morales cho rằng, việc tăng lương qua mức 144 USD là không thể đối với nền kinh tế nước này. Ông cho biết thêm, vào thời điểm trước khi ông nhậm chức, lương tối thiểu đã tăng 45,6% trong vòng 7 năm. Trong khi trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước của ông, mức lương tối thiểu đã được tăng 123%.
Tại Cuba, với khẩu hiệu “Bảo đảm và cải thiện chủ nghĩa xã hội”, nhà lãnh đạo Cuba Raul Castro đã dẫn đầu một cuộc diễu hành với sự tham gia của hàng trăm nhìn người tại quảng trường cách mạng ở Havana.
Theo các nguồn tin từ Hiệp hội Trung ương Công nhân Cuba (CTC), cuộc diễu hành đã thu hút sự tham gia của khoảng 1.900 nhà lãnh đạo đến từ 117 nước và 209 tổ chức đoàn kết.
Tổng thư ký của CTC Salvador Valdes Mesa, trong bài phát biểu khai mạc đã khuyến khích người lao động bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và tham gia vào công cuộc hiện đại hóa mô hình xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
Chỉ vài giờ trước khi đến tham dự lễ diễu hành ở Cuba, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã ký một luật lao động mới trong đó giảm giờ làm của người lao động xuống còn 40 giờ một tuần.
Trong khi đó, Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã chúc mừng các nhà lãnh đạo công đoàn Mexico trong một lá thư ca ngợi trách nhiệm thái độ của phong trào công nhân trong suốt những giai đoạn khó khăn và cảm ơn vì sự đoàn kết của họ. Ông cũng kêu gọi chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động tiếp tục cải thiện tính cạnh tranh và năng suất lao động.
Phát biểu trên truyền hình vào tối thứ hai – một ngày trước ngày Quốc tế lao động, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng đã nhấn mạnh vào cam kết chống tham nhũng và giảm thuế của chính phủ Brazil.
Về phần mình, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez cũng đã kêu gọi người dân Argentina “bảo vệ cho những gì mà chúng ta đã làm được và ngày càng nỗ lực hơn nữa”.
Tại Colombia, hàng nghìn người đã tuần hành qua các thành phố lớn nhằm yêu cầu những điều kiện làm việc tốt hơn. Tổng thống Colombia Juan Manuel Santo đã rất hoan nghênh cuộc tuần hành này bởi ông cho rằng đây là minh chứng của chế độ dân chủ, người lao động được yêu cầu mức lương tốt hơn và các quyền lợi chính đáng hơn.
Tổng thống Peru Ollanta Humala nhân dịp ngày Quốc tế Lao động cũng thông báo việc tăng lương tối thiểu và việc mở rộng kế hoạch lương hưu trên khắp cả nước cho những người trên 65 tuổi mà không được hưởng các chế độ an sinh xã hội.
Khẳng định của những người đứng đầu các nước Mỹ Latinh trên đây đã cho thấy tinh thần bất diệt của ngày Quốc tế Lao động. Đó là đảm bảo quyền lợi ngày càng tốt hơn nữa cho người lao động. Đây cũng là động lực, mục tiêu của không riêng quốc gia nào trong thời gian tới.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()