Nỗ lực bước đầu của Tập đoàn Sông Ðà
Nhận rõ trách nhiệm của một trong những Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, Tập đoàn Sông Đà đã có những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt nhất Nghị quyết 11 của Chính phủ.Kết quả bước đầu, Tập đoàn đã rà soát lại kế hoạch đầu tư năm 2011 với giá trị đầu tư giảm từ 16 nghìn 442 tỷ đồng theo kế hoạch ban đầu xuống còn 10 nghìn 470 tỷ đồng (giảm 5.972 tỷ đồng). Thực hiện cắt giảm chi phí thường xuyên, chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện bằng được mục tiêu tiết kiệm 10% chi phí quản lý trong dự toán năm 2011.Rà soát, cắt giảm dự ánĐể thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà đã phổ biến, quán triệt đến các đơn vị thành viên Tập đoàn, đồng thời Tập đoàn cũng xây dựng và ban hành sáu nhóm giải pháp nhằm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh năm 2011 của Tập đoàn. Xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện các giải pháp đưa ra, trong đó phân công rõ trách nhiệm từng...
Nhận rõ trách nhiệm của một trong những Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, Tập đoàn Sông Đà đã có những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt nhất Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Kết quả bước đầu, Tập đoàn đã rà soát lại kế hoạch đầu tư năm 2011 với giá trị đầu tư giảm từ 16 nghìn 442 tỷ đồng theo kế hoạch ban đầu xuống còn 10 nghìn 470 tỷ đồng (giảm 5.972 tỷ đồng). Thực hiện cắt giảm chi phí thường xuyên, chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện bằng được mục tiêu tiết kiệm 10% chi phí quản lý trong dự toán năm 2011.
Rà soát, cắt giảm dự án
Để thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà đã phổ biến, quán triệt đến các đơn vị thành viên Tập đoàn, đồng thời Tập đoàn cũng xây dựng và ban hành sáu nhóm giải pháp nhằm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh năm 2011 của Tập đoàn. Xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện các giải pháp đưa ra, trong đó phân công rõ trách nhiệm từng cán bộ lãnh đạo phụ trách và đơn vị thực hiện.
Trong sáu nhóm giải pháp quan trọng được Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 11, cốt lõi của vấn đề là thực hiện nhanh và hiệu quả việc cắt giảm chi tiêu công và giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Đây cũng chính là hai nhóm giải pháp mà Tập đoàn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011, Tập đoàn đã tập trung chỉ đạo, tìm mọi biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước và của Tập đoàn, nhất là đối với các công trình đưa vào vận hành trong năm 2011. Xây dựng kế hoạch, dự toán chi phí trên nguyên tắc tiết kiệm ở các khâu. Chủ động rà soát lại tiến độ các công trình. Đối với những công trình chủ đầu tư chưa bảo đảm điều kiện thi công thì đàm phán để điều chỉnh lại mục tiêu, tiến độ kế hoạch. Mặt khác, chỉ đạo các công ty con, công ty liên kết tập trung tiếp thị, đấu thầu tìm kiếm việc làm tại các công trình mới, nhằm nâng cao sản lượng xây lắp, bù đắp sản lượng thiếu hụt tại các công trình mà chủ đầu tư thiếu vốn. Xây dựng biện pháp tổ chức thi công tối ưu, cũng như sử dụng xe máy, nhân lực một cách hợp lý, nhằm giảm giá thành xây lắp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tìm mọi biện pháp và chuẩn bị tốt các nguồn vật tư đầu vào (clanh-ke, phôi thép,…), bảo đảm cho các nhà máy vận hành liên tục để nâng cao công suất, tăng sản lượng của các nhà máy điện, xi-măng, thép và vật liệu xây dựng, góp phần giảm bớt tình trạng thiếu điện và các vật liệu thiết yếu như xi-măng, sắt, thép, góp phần bình ổn giá cả thị trường vật liệu xây dựng. Đẩy mạnh bán hàng đối với các dự án nhà và hạ tầng có lợi thế tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và một số địa phương khác. Tập trung nguồn lực tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công tác bán hàng và quyết liệt trong công tác thu vốn.
Tập đoàn cũng đã tập trung rà soát và cơ cấu lại danh mục các dự án đầu tư. Tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án sẽ đưa vào hoạt động năm 2011 và đầu năm 2012, nhất là các dự án nguồn điện, sớm đưa các dự án này vào vận hành, khai thác nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần giảm bớt tình trạng thiếu điện hiện nay. Rà soát tất cả các dự án đầu tư, cân đối với nguồn lực để tập trung vốn cho các dự án thật sự có hiệu quả và đủ thủ tục đầu tư. Thực hiện giãn đầu tư các dự án chưa đủ điều kiện triển khai thực hiện đầu tư và dừng các dự án kém hiệu quả. Cơ cấu lại danh mục đầu tư các dự án, thực hiện thoái vốn đối với các dự án có hiệu quả thấp, không thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn. Tiếp tục tìm kiếm, lựa chọn các dự án có hiệu quả để nghiên cứu đầu tư.
Để làm được những việc nêu trên, Tập đoàn đồng thời thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành: Chỉ đạo các công ty con, công ty liên kết xây dựng chiến lược kinh doanh của đơn vị phù hợp chiến lược phát triển của Tập đoàn; Thành lập các tổng công ty và thực hiện tái cấu trúc lại các đơn vị theo đề án Tập đoàn được duyệt. Thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp gồm hoán đổi và mua lại cổ phiếu. Nhất là tập trung tái cơ cấu đối với các đơn vị kém hiệu quả; cổ phần hóa công ty mẹ các tổng công ty: LILAMA, Licogi, CoMa và các đơn vị thành viên theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Thực hành tiết kiệm, giảm tối đa chi phí sản xuất và tăng cường công tác quản lý tài chính: Tiết kiệm 10% chi quản lý trong dự toán năm 2011; xây dựng kế hoạch, dự toán chi phí trên nguyên tắc tiết kiệm ở các khâu. Rà soát các hợp đồng tín dụng, đồng thời làm việc với các ngân hàng trong nước về nguồn vốn, lãi suất, kế hoạch giải ngân và trả nợ cho các dự án đầu tư và vốn lưu động cho SXKD và các hợp đồng tín dụng vay nước ngoài, đánh giá lại các khoản nợ do biến động của tỷ giá để có biện pháp xử lý đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phù hợp quy định hiện hành. Làm việc với các ngân hàng nước ngoài tìm kiếm các nguồn ngoại tệ để chủ động trong việc cân đối vốn, tránh yếu tố biến động tỷ giá. Rà soát, cân đối lại hiện trạng sử dụng xe ô-tô con và tạm dừng mua sắm mới xe ô-tô con, trang thiết bị văn phòng, trừ trường hợp thật cần thiết phải mua sắm xe ô-tô con phục vụ công tác sản xuất. Giảm tối đa chi phí hội họp, tiếp khách, công tác phí và tiết kiệm các chi phí: điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện triệt để các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng trong sản xuất kinh doanh và đầu tư; kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở mức hợp lý.
Làm tốt công tác an sinh xã hội
Hiện nay, Tập đoàn hiện có gần 90 nghìn cán bộ, công nhân viên. Trong quý I – 2011, Tập đoàn đã phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân 4,25 triệu đồng/người/tháng, tăng 4% so với năm 2010.
Để bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động và thực hiện các chương trình an sinh xã hội, Tập đoàn đã tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu tìm kiếm việc làm. Triển khai thực hiện quyết liệt kế hoạch tiếp thị đấu thầu năm 2011 của Tập đoàn, trong đó tập trung tiếp thị, đấu thầu các dự án nhiệt điện, hạ tầng giao thông sẽ khởi công trong năm 2011, năm 2012 và các dự án điện hạt nhân…
Rà soát lại công việc, lực lượng lao động để sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc; đồng thời tích cực tìm kiếm công việc để có đủ việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ, công nhân viên. Xây dựng cơ chế, chính sách rõ ràng để giữ và thu hút cán bộ, kỹ sư giỏi, có nhiều kinh nghiệm và thợ bậc cao, gắn bó, làm việc tại đơn vị, nhất là các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến.
Tập đoàn sẽ tiếp tục hỗ trợ cho bốn huyện nghèo là Mường La, Phù Yên (Sơn La), Bá Thước (Thanh Hóa) và Nam Trà My (Quảng Nam) theo Nghị quyết 30a của Chính phủ với tổng số tiền dự kiến là 22 tỷ đồng trong năm 2011. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đã chỉ đạo công ty mẹ và các đơn vị thành viên tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ các địa phương gặp khó khăn.
Vừa qua, Tập đoàn cũng đã ủng hộ nhân dân Nhật Bản số tiền 1,5 tỷ đồng, nhằm góp phần giúp nhân dân Nhật Bản khắc phục thảm họa động đất sóng thần. Tập đoàn cũng đã giúp đỡ người nghèo, ủng hộ các địa phương khó khăn trong cả nước số tiền 1,4 tỷ đồng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()