Ninh Thuận: Thiếu nước tưới, nhiều diện tích sản xuất vụ hè thu bỏ hoang
Trước tình hình hạn kéo dài, lượng nước tích trữ tại nhiều hồ đập quá ít ỏi, nhiều địa phương ở tỉnh Ninh Thuận phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới cho sản xuất vụ hè thu. Tại điểm đầu và cuối của tỉnh Ninh Thuận là hai huyện Thuận Nam và Thuận Bắc, mặc dù thời vụ gieo cấy hè thu đã qua gần nửa tháng nay, nhưng nhiều diện tích đất sản xuất vẫn nằm trơ phơi nắng, gây không ít khó khăn cho sản xuất của người dân.
Trước tình hình hạn kéo dài, lượng nước tích trữ tại nhiều hồ đập quá ít ỏi, nhiều địa phương ở tỉnh Ninh Thuận phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới cho sản xuất vụ hè thu. Tại điểm đầu và cuối của tỉnh Ninh Thuận là hai huyện Thuận Nam và Thuận Bắc, mặc dù thời vụ gieo cấy hè thu đã qua gần nửa tháng nay, nhưng nhiều diện tích đất sản xuất vẫn nằm trơ phơi nắng, gây không ít khó khăn cho sản xuất của người dân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, cái khó lớn nhất hiện nay là tại hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, do mực nước của hồ chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải dừng hoàn toàn sản xuất vụ hè thu. Một số địa phương của huyện Thuận Nam hưởng lợi từ hệ thống tưới thủy lợi Tân Giang là 2 xã Nhị Hà và Phước Hà phải điều chỉnh lại diện tích sản xuất, 2 xã Phước Nam và Phước Ninh cũng phải dừng sản xuất do mực nước của hồ thủy lợi Tân Giang chỉ còn hơn 4,8 triệu m3 nước, không đủ đáp ứng yêu cầu tưới.
Ông Nguyễn Tin, Trưởng phòng Nông nghiệp – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết: Do không đủ nước tưới nên hiện nay một số địa phương ở Ninh Thuận gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Toàn tỉnh phải bỏ trắng hơn 4.100 ha sản xuất lúa, trong đó huyện Thuận Bắc 1.900 ha, Ninh Phước hơn 1.000 ha, Thuận Nam hơn 1.000 ha và Ninh Hải khoảng 150 ha. Dự đoán được tình hình nắng hạn xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã triển khai kế hoạch chống hạn ngay từ tháng 3, đồng thời chỉ đạo các địa phương tìm giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình hình của từng địa phương. Tuy nhiên các địa phương lại chưa thật chủ động trong thực hiện, dẫn đến nhiều diện tích gieo trồng phải bỏ hoang.
Để gỡ khó cho người dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã khuyến cáo, hướng dẫn các địa phương vùng thiếu nước chỉ gieo trồng một số loại rau màu ngắn ngày, ít sử dụng nước tưới để tránh thất thu. Bên cạnh đó, tổ chức nạo vét hệ thống kênh chính, củng cố hệ thống thủy nông nội đồng để tránh lãng phí lượng nước tưới cho các vùng hiện được gieo cấy. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Chính phủ kịp thời hỗ trợ kinh phí chống hạn, đồng thời hỗ trợ giống cho các vùng không sản xuất được vụ hè thu để sản xuất vụ sau.
Theo Công ty TNHH một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, mặc dù trên địa bàn tỉnh đã có vài cơn mưa nhưng chưa đủ, hiện nay tại các hồ chứa do Công ty quản lý, lượng nước rất thấp so với dung tích thiết kế, như hồ Tân Giang 4.86/13.39 triệu m3; hồ Sông Trâu 1.82/31.53 triệu m3. Các hồ còn lại như hồ CK7, Suối Lớn, Ma Trai, Ba Chi, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Thành Sơn…, lượng nước chỉ còn vài trăm ngàn m3. Riêng một số địa phương hưởng lợi từ hệ thống kênh Nam, kênh Bắc và hệ thống Sông Pha, nhờ nhà máy thủy điện Đa Nhim xả nước với lưu lượng 26 m3/s nên cơ bản đáp ứng nước tưới cho gieo cấy.
Theo CPV
Ý kiến ()