Ninh Thuận nâng hiệu quả, khả năng cạnh tranh cho ngành nông nghiệp
“Nâng cao giá trị hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái” là mục tiêu được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đề ra trong thời gian tới tại lễ kỷ niệm 68 năm ngày thành lập ngành diễn ra vào sáng 14/11.
“Nâng cao giá trị hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái” là mục tiêu được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đề ra trong thời gian tới tại lễ kỷ niệm 68 năm ngày thành lập ngành diễn ra vào sáng 14/11.
Nông dân xã An Hải (huyện Ninh Phước) ứng dụng tiến |
Theo đó, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu thực hiện mục tiêu giai đoạn 2014-2015 là giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6-7%/năm; quản lý, sử dụng diện tích rừng tự nhiên và rừng sản xuất theo hướng bền vững, phấn đấu độ che phủ của rừng đạt 45% vào năm 2015 và đạt 50% vào năm 2020. Chuyển dịch lao động nông, lâm, thủy sản sang công nghiệp, dịch vụ còn 60% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn trên mức 85%; giảm tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn xuống dưới 9% vào năm 2015 và còn 5% vào năm 2020. Đồng thời, nâng cao thu nhập bình quân nhân khẩu nông thôn đạt trên 22 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2020…
Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh Ninh Thuận tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cư dân nông thôn, gắn với phát triển làng nghề, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn; xây dựng liên minh liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức nông dân, ngư dân gắn với chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với việc triển khai có hiệu quả các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc ở nông thôn, Ninh Thuận khẩn trương hoàn thành xây dựng, phê duyệt Quy hoạch chi tiết các xã thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện qui trình sản xuất các loại cây trồng đặc thù của tỉnh; nghiên cứu thử nghiệm các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu và nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, nhằm gia tăng giá trị, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
So với năm 1992, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2012 tăng 6,67 lần; sản lượng lương thực có hạt tăng 2,58 lần; số lượng gia súc tăng 2,1 lần; sản lượng khai thác hải sản tăng 5,03 lần; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 18,91 lần. Trong đó, sản lượng tôm thương phẩm tăng 11,21 lần; sản lượng giống thủy sản từ chỗ chưa có, nay đã hình thành Trung tâm Giống chất lượng cao của cả nước với sản lượng đạt 15,7 tỷ con vào năm 2012; sản xuất muối tăng 3,5 lần về sản lượng và 6,5 lần về diện tích đồng muối.
Nếu như năm 1992, toàn bộ nước sinh hoạt và sản xuất trong tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn nước thủy điện Đa Nhim với dung tích khoảng 165 triệu m3 thì đến năm 2012, tỉnh đã đầu tư và hoàn thành thêm 19 hồ chứa, với tổng dung tích thiết kế tăng thêm 181,91 triệu m3, góp phần nâng cao năng lực tưới từ 15.500 ha (năm 1992) đạt 33.327 ha vào cuối năm 2012. Tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2012 của tỉnh tăng thêm 28.367 ha, trong đó đất trồng cây hằng năm tăng 23.662 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 5.755 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.193 ha, tăng gấp 2,9 lần so với năm 1992, diện tích đất sản xuất muối tăng 2.800 ha.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()