Ninh Thuận: Khuyến khích ngư dân liên kết, thành lập tổ đội bám biển đánh bắt hải sản
Thấy được lợi ích từ sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cũng như hiệu quả kinh tế của việc tham gia đánh bắt hải sản theo tổ, đội, hiện nay các ngư dân ở Ninh Thuận là chủ các tàu, thuyền đã dần tích cực hơn, cùng nhau tham gia liên kết, thành lập các tổ, đội đoàn kết đánh bắt hải sản trên nguyên tắc tự nguyện, hợp tác. Chính từ sự khuyến khích của tỉnh, 22 tổ, đội đoàn kết đã được thành lập và hơn 70 tổ, đội đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, trình ngành chức năng để sớm đi vào hoạt động khai thác, đánh bắt.Ông Đặng Văn Tín, Phó Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết: "qua tuyên truyền và khuyến khích của ngành chức năng, cũng như các lợi ích ngư dân được thụ hưởng, hiện nhiều ngư dân ở Ninh Thuận đã nhận thức một cách sâu sắc hơn về việc liên kết, thành lập tổ, đội đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển. Trên nguyên tắc tự nguyện, tuân thủ các...
Thấy được lợi ích từ sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cũng như hiệu quả kinh tế của việc tham gia đánh bắt hải sản theo tổ, đội, hiện nay các ngư dân ở Ninh Thuận là chủ các tàu, thuyền đã dần tích cực hơn, cùng nhau tham gia liên kết, thành lập các tổ, đội đoàn kết đánh bắt hải sản trên nguyên tắc tự nguyện, hợp tác. Chính từ sự khuyến khích của tỉnh, 22 tổ, đội đoàn kết đã được thành lập và hơn 70 tổ, đội đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, trình ngành chức năng để sớm đi vào hoạt động khai thác, đánh bắt.
Ông Đặng Văn Tín, Phó Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết: “qua tuyên truyền và khuyến khích của ngành chức năng, cũng như các lợi ích ngư dân được thụ hưởng, hiện nhiều ngư dân ở Ninh Thuận đã nhận thức một cách sâu sắc hơn về việc liên kết, thành lập tổ, đội đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển. Trên nguyên tắc tự nguyện, tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương, các hộ ngư dân đã cùng nhau bắt tay, liên kết thành lập tổ, đội đoàn kết trên cơ sở quan hệ họ hàng, huyết thống, bạn bè hoạt động cùng nghề, cùng đánh bắt trên một ngư trường và cùng có nguyện vọng liên kết hợp tác để nâng cao hiệu quả khai thác. Sự liên kết chắc chắn sẽ giúp ngư dân trao đổi, học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật của nhau, cung cấp kịp thời thông tin ngư trường, rút ngắn thời gian đến ngư trường khai thác, kéo dài thời gian bám biển, giảm chi phí sản xuất, giảm thất thoát sau thu hoạch, tự làm khâu hậu cần cho nhau, nắm vững thị trường, chủ động tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời gắn với bảo vệ, hỗ trợ ứng cứu lẫn nhau mỗi khi xảy ra sự cố trên biển. Không những thế, ngoài nhiệm vụ bắt buộc như các quy định về đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, bảo hiểm…., khi vào tổ, đội đoàn kết, ngư dân trong tổ được quyền đề nghị cơ quan chức năng nghiên cứu, ứng dụng hoặc chuyển giao các kết quả nghiên cứu, công nghệ mới ứng dụng để nâng cao hiệu quả đánh bắt cũng như được đề đạt nhu cầu hướng dẫn, phổ biến khai thác hợp lý, tập huấn kỹ thuật khai thác thủy sản, sử dụng các máy khai thác, thiết bị hàng hải tiên tiến, bồi dưỡng các kiến thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản môi trường biển và an ninh quốc phòng trên biển.
Ông Trần Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam cho rằng: “Hiện nay nhiều ngư dân ở Phước Diêm có tàu, thuyền đã thành lập nhiều tổ, đội đoàn kết theo kiểu gia đình, dòng họ để đánh bắt hải sản, nên cũng đỡ nhiều chi phí và hiệu quả khai thác cũng khá cao, điển hình như tổ đoàn kết khai thác thủy sản số 1 do gia đình ông Nguyễn Văn Bông ở thôn Lạc Tân 2, xã Phước Diêm. Tàu thuyền của hộ ngư dân này đã được hỗ trợ và trang bị đầy đủ từ máy tầm ngư, máy định vị đến vô tuyến đường dài và cả điện thoại loại 12 băng… Chính từ sự hỗ trợ ấy và cùng với việc chủ động xây dựng vùng ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ và dành riêng tàu thuyền chuyên chở, tiếp ứng vật tư, nhiên liệu, cũng như thu gom đưa hải sản về đất liền bán, do đó chi phí cho hoạt động khai thác, đánh bắt của tổ, đội ông Bông giảm từ 25% đến 30%, đồng thời hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.
Hiện nay, Ninh Thuận có đến 2.547 chiếc tàu, thuyền với tổng công suất 180.000 CV đang khai thác hải sản trên biển. Ngoài 22 tổ, đội đoàn kết đánh bắt hải sản ở xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam được công nhận, với 92 chiếc tàu, thuyền có công suất từ 90 CV trở lên, ngư dân ở các địa phương ven biển trong tỉnh như các xã Tri Hải, Thanh Hải, huyện Ninh Hải; phường Mỹ Đông, phường Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, cũng đang ráo riết liên kết thành lập hơn 70 tổ, đội đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()