Niềm tự hào của quân và dân trên quê hương cách mạng
Phóng viên Báo Quân khu một đi tác nghiệp tại Trung đoàn xe tăng 409 (Quân khu 1). Cách đây 65 năm, ngày 19-8-1946, Chiến khu ủy Chiến khu 1 quyết định ra tờ báo và xuất bản số báo đầu tiên đúng dịp kỷ niệm một năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Tờ báo ra đời mang tên gọi "Chiến khu", tiền thân của Báo Quân khu Một ngày nay trở thành niềm tự hào của quân và dân trên quê hương cách mạng Việt Bắc. Tự hào tờ báo "Chiến khu" Tờ báo Chiến khu vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư chào mừng, trong thư có đoạn: "Được tin Báo Chiến khu ra đời, tôi xin gửi lời chào rất thân ái. Là một người đã từng sống ở Chiến khu, tôi rất mong mỏi nhà báo ra sức giúp cho Chiến khu của chúng ta trở nên Chiến khu hiện đại, dân chúng giác ngộ, bộ đội hùng cường và bao giờ quân dân cũng nhất trí...". Tờ báo Chiến khu ra đời đã góp phần động viên quân và dân các dân tộc Việt Bắc cùng cả nước đẩy mạnh...
|
Tự hào tờ báo “Chiến khu”
Tờ báo Chiến khu vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư chào mừng, trong thư có đoạn: “Được tin Báo Chiến khu ra đời, tôi xin gửi lời chào rất thân ái. Là một người đã từng sống ở Chiến khu, tôi rất mong mỏi nhà báo ra sức giúp cho Chiến khu của chúng ta trở nên Chiến khu hiện đại, dân chúng giác ngộ, bộ đội hùng cường và bao giờ quân dân cũng nhất trí…”. Tờ báo Chiến khu ra đời đã góp phần động viên quân và dân các dân tộc Việt Bắc cùng cả nước đẩy mạnh phong trào “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, thi đua “diệt giặc đói, giặc dốt”, xây dựng bản làng no ấm và cùng cả nước chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai… Song việc tổ chức ra tờ báo ở Thái Nguyên hồi đó rất khó khăn. Người viết báo lúc đó chỉ có đồng chí Tạ Xuân Thu – Chính trị viên Chiến khu (chủ nhiệm tờ báo), đồng chí Kỳ Ân làm chủ bút, sau này được bổ sung thêm một số đồng chí khác… Để có các bài viết đăng báo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, tòa soạn phải đi “đặt cọc” mỗi cơ quan, đơn vị viết một bài, biên tập xong đưa về in tại Nhà in Hàn Thuyên (Hà Nội). Báo xuất bản mỗi kỳ 1.500 tờ, phát hành rộng rãi ở hai nơi (Thủ đô Hà Nội và Chiến khu Việt Bắc).
Trải qua các thời kỳ, Báo Quân khu Một (QKM) được mang các tên gọi khác nhau như: “Chiến khu”, “Việt Bắc quyết chiến”, “Bắc Sơn”, “Giữ nước”, “Quân Việt Bắc”, “Chiến sĩ Quân khu Một”, “Tờ tin Quân khu Một”. Mỗi tên gọi của tờ báo đều gắn với các sự kiện lịch sử của Quân khu và đất nước… Chẳng hạn, ngày 10-7-1947, thực dân Pháp mở cuộc hành quân bất ngờ tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Tờ báo “Chiến khu” được đổi tên thành tờ “Việt Bắc quyết chiến”, biểu thị ý chí, quyết tâm của quân và dân các dân tộc Việt Bắc bảo vệ vững chắc khu ATK, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tại Chiến khu Việt Bắc.
Quá trình xây dựng và phát triển, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, nhưng trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Báo QKM đều đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục. Tờ báo luôn là người bạn gần gũi, thân thiết của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu và nhân dân các dân tộc Việt Bắc…; vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì.
Coi trọng tuyên truyền tập thể điển hình, cá nhân tiên tiến
Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 1 Đại tá Vũ Bá Kính cho biết: Để phát huy truyền thống vẻ vang của Tờ báo Chiến khu, những năm qua, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và Cục Chính trị Quân khu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ban Biên tập Báo QKM nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, nhất là đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết các cấp về nhiệm vụ quân sự – quốc phòng; phản ánh kịp thời các hoạt động của LLVT Quân khu và công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn. Trung tá Khương Văn Doãn, Tổng Biên tập Báo QKM cho biết: “Ban Biên tập Báo QKM luôn bám sát định hướng, sự chỉ đạo của cấp trên, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tờ báo. Các tin, bài, ảnh phản ánh trên báo luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của LLVT Quân khu; phát hiện và cổ vũ tuyên truyền nhân tố mới, tập thể điển hình, gương người tốt, việc tốt trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; công tác hậu cần, kỹ thuật; công tác giúp dân xóa đói, giảm nghèo ở địa bàn vùng sâu, vùng xa biên giới…”. Ngoài các bài viết mang tính định hướng, Báo QKM còn xây dựng các chuyên trang, chuyên mục như: “Huấn luyện chiến đấu – Xây dựng chính quy”, “Quân sự địa phương”, “Văn hóa – Thể thao”, “Bảo đảm trật tự an toàn giao thông”. Vào thời điểm Quân khu đang tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện và xây dựng chính quy, Báo QKM mở chuyên mục “Luyện cán rồi mới rèn binh”; “Hoa ngàn Việt Bắc”; “Bộ đội Quân khu gần dân để hiểu dân”… Từ xuất bản ba tháng/kỳ báo, số lượng 1.500 tờ/kỳ, đến nay tăng kỳ xuất bản bốn kỳ báo/tháng, với số lượng phát hành hơn 5.600 tờ.
Ngoài loại hình báo viết, cán bộ, phóng viên Báo QKM còn tích cực tham gia làm báo hình, báo nói. Từ năm 2005 đến nay, Ban Biên tập xây dựng phim phóng sự tài liệu, chuyên mục truyền hình dự thi cấp toàn quân đều đạt giải cao. Trong đó, năm 2007, hai phim phóng sự tham gia Liên hoan phim Truyền hình toàn quân lần thứ VI tại Đà Nẵng đều đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc; phim phóng sự tài liệu “Đảng viên Sằm Văn Dé” được Ban tổ chức trao giải là một trong hai phim xuất sắc nhất.
Theo Nhandan
Ý kiến ()