Những yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân
Bộ Y tế vừa có báo cáo về các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi).Qua khảo sát ban đầu, các chuyên gia khẳng định, đây là một thể bệnh không có yếu tố chứng tỏ nhiễm trùng (từ vi-rút, vi khuẩn, hay bọ chét Rickettsia) do không có trường hợp nào sốt khi khởi phát bệnh; không có bằng chứng lây từ người sang người. Bệnh có tái phát và không tiến triển cấp tính. Ngoài ra, 100% số người bệnh có men gan tăng, các xét nghiệm huyết học cho thấy tình trạng dinh dưỡng kém.Nhiều khả năng các trường hợp mắc bệnh do bị nhiễm độc, có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thực phẩm bị nhiễm độc. Để khống chế thấp nhất trường hợp chết, phác đồ điều trị mới của Bộ Y tế đã chú trọng đến hồi sức, chống độc; tổ chức phun thuốc diệt côn trùng, tiệt trùng, tăng cường dinh dưỡng cho người dân ở các xã thuộc địa bàn huyện Ba Tơ. Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi đẩy...
Qua khảo sát ban đầu, các chuyên gia khẳng định, đây là một thể bệnh không có yếu tố chứng tỏ nhiễm trùng (từ vi-rút, vi khuẩn, hay bọ chét Rickettsia) do không có trường hợp nào sốt khi khởi phát bệnh; không có bằng chứng lây từ người sang người. Bệnh có tái phát và không tiến triển cấp tính. Ngoài ra, 100% số người bệnh có men gan tăng, các xét nghiệm huyết học cho thấy tình trạng dinh dưỡng kém.
Nhiều khả năng các trường hợp mắc bệnh do bị nhiễm độc, có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thực phẩm bị nhiễm độc. Để khống chế thấp nhất trường hợp chết, phác đồ điều trị mới của Bộ Y tế đã chú trọng đến hồi sức, chống độc; tổ chức phun thuốc diệt côn trùng, tiệt trùng, tăng cường dinh dưỡng cho người dân ở các xã thuộc địa bàn huyện Ba Tơ. Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi đẩy nhanh việc cấp gạo trắng cho các hộ gia đình, đồng thời thu đổi gạo ủ, gạo mốc; vận động người dân đi bệnh viện điều trị ngay để hạn chế bội nhiễm, biến chứng và chết.
Theo Nhandan
Ý kiến ()