Những ý kiến tâm huyết đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Ðại hội XI của Ðảng
Ngày 6-10, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức tọa đàm góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng. Dự buổi tọa đàm, có các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu lý luận chính trị các thời kỳ, cán bộ đang công tác tại các cơ quan Đảng Trung ương.Phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm, đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nêu rõ: Mục đích, ý nghĩa việc lấy ý kiến cán bộ, đảng viên, nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, nhất là những ý kiến đóng góp cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được đề cập trong dự thảo các văn kiện.Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ...
Phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm, đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nêu rõ: Mục đích, ý nghĩa việc lấy ý kiến cán bộ, đảng viên, nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, nhất là những ý kiến đóng góp cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được đề cập trong dự thảo các văn kiện.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Mục tiêu tổng quát phải đạt được tới khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta; chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; định hướng về phát triển trên các lĩnh vực; định hướng về xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân… Nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu đã thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt đối với công tác xây dựng Đảng được trình bày trong Dự thảo các văn kiện. Một số ý kiến đề nghị Dự thảo văn kiện cần tập trung đánh giá, phân tích thẳng thắn, sâu sắc, đề ra các giải pháp đột phá để xử lý có hiệu quả các vấn đề bức xúc của xã hội, tạo đà thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
Về công tác xây dựng Đảng, nhiều ý kiến đề cập các nội dung: xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và công tác cán bộ; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, chống quan liêu, chống tham nhũng, lãng phí; quan tâm đào tạo lớp cán bộ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, văn minh, để tập hợp và phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc đưa đất nước phát triển bền vững.
* Cùng ngày, tại Hà Nội, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng. Dự hội nghị, có nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các bộ, ngành trong cả nước. Tại hội nghị, các đại biểu nhất trí cao với nội dung trong Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng đó là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2015; Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng. Đồng thời, đề xuất những nội dung cần được làm rõ, như các vấn đề về khoa học, giáo dục. Các giải pháp đồng bộ về thực hiện công bằng xã hội, chính sách đãi ngộ với tri thức… cần được quan tâm xem xét một cách thấu đáo và tiếp thu nghiêm túc để bổ sung hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội XI. Các đại biểu cũng nêu lên những vấn đề bức xúc về tình hình kinh tế – xã hội, đề xuất những giải pháp để kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn. Thông qua việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đề nghị bổ sung chính sách về phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()