Những trường hợp khác nhau giữa các cử tri trong việc thực hiện quyền bầu cử
Theo Điều 2 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc lập danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri theo quy định tại các điều 22, 24 và 27 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và các điều 23, 24 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) năm 2003.Theo đó, 'Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri (thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu HĐND) thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký thường trú và thực hiện quyền bầu cử tại nơi đó'.Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, công dân có đủ điều kiện như trên nhưng chỉ có thể được bầu một cấp, hai cấp hay...
Theo đó, 'Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri (thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu HĐND) thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký thường trú và thực hiện quyền bầu cử tại nơi đó'.
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, công dân có đủ điều kiện như trên nhưng chỉ có thể được bầu một cấp, hai cấp hay cả ba cấp đại biểu HĐND. Đặc biệt, có người chỉ được bầu đại biểu Quốc hội mà không được bầu đại biểu HĐND cấp nào.
1- Những trường hợp cử tri được bầu đại biểu Quốc hội và bầu đại biểu HĐND một cấp (cấp tỉnh) gồm: Những người có giấy chứng nhận chuyển đi của cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú cũ (cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động làm việc, đi thăm người thân, đi du lịch) thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh, được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND một cấp (cấp tỉnh).
– Những đối tượng nói trên thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính huyện (hoặc quận) là những huyện, quận thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND; thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND một cấp (cấp tỉnh).
– Những người có hộ khẩu thường trú tại phường thuộc quận thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND một cấp (cấp tỉnh).
– Những người tạm trú trên sáu tháng tại phường thuộc quận thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND một cấp (cấp tỉnh).
– Công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ, nếu xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại nơi đăng ký thường trú là tại phường thuộc quận thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND một cấp (cấp tỉnh).
– Công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ, nếu xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại nơi đăng ký tạm trú là tại phường thuộc quận thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND một cấp (cấp tỉnh).
2- Những trường hợp cử tri được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện) được quy định như sau:
a- Những người có giấy chứng nhận chuyển đi của cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú cũ thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).
b- Sinh viên, học sinh, học viên có sổ tạm trú ở các trường chuyên nghiệp, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi học tập, công tác hoặc nơi đóng quân để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).
Cử tri là người lao động tại các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp có đăng ký tạm trú, lưu trú thì được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).
c- Những người có hộ khẩu thường trú tại phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh là những phường thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).
d- Những người có hộ khẩu thường trú tại xã, thị trấn thuộc huyện là những huyện thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND nhưng xã, thị trấn trực thuộc huyện vẫn bầu cử được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã).
đ- Những người tạm trú trên sáu tháng tại xã (phường, thị trấn) theo Điểm c. Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 19/2004/NĐ-CP được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).
e- Đối với công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ (nếu xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại nơi đăng ký tạm trú) đến Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi vẫn tổ chức HĐND) xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).
– Nếu những người thuộc đối tượng trên đến Ủy ban nhân dân phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nơi thí điểm không tổ chức HĐND) xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).
g- Công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ, nếu xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại nơi đăng ký thường trú là xã (thị trấn) thuộc huyện (là những huyện thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND) được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã).
3- Những trường hợp cử tri được bầu đại biểu Quốc hội và bầu đại biểu HĐND ba cấp gồm:
– Cử tri có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn mà tại các đơn vị hành chính này vẫn tổ chức HĐND được ghi tên vào danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
– Công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ (nếu xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại nơi đăng ký thường trú) đến Ủy ban nhân dân cấp xã (các xã, phường, thị trấn này vẫn tổ chức HĐND) xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
4- Những trường hợp cử tri được bầu đại biểu Quốc hội mà không được bầu đại biểu HĐND ba cấp, đó là:
– Những người có giấy chứng nhận chuyển đi của cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú cũ (bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động, làm việc, đi thăm người thân, đi du lịch) thay đổi nơi cư trú đến đơn vị hành chính cấp tỉnh khác thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội.
– Đối với những người tạm trú tại xã (phường, thị trấn) dưới sáu tháng, chỉ bầu đại biểu Quốc hội mà không bầu đại biểu HĐND cả ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) của đơn vị hành chính cấp tỉnh khác mới chuyển tới trong thời gian lập danh sách cử tri.
Theo Nhandan
Ý kiến ()