Những thương hiệu đang được khối ngoại săn lùng
Theo tiến trình cổ phần hoá năm 2011-2012, sẽ có hàng loạt thương hiệu lớn sẽ gia nhập thị trường chứng khoán, như MobiFone, BIDV, Petrolimex, Vinatex, Vietnam Airlines... Đây là những thương hiệu giới đầu tư nước ngoài muốn sở hữu trên 49% vốn. Có thể thấy năm 2011-2012 sẽ là thời điểm khá quan trên thị trường chứng khoán khi hàng loạt các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước chính thức cổ phần hoá.Căn cứ văn bản số 373/TB-VPCP về việc sắp sếp, cổ phần hoá một số Tổng công ty, công ty nhà nước, Chính phủ đã ra văn bản đồng ý tiến hành cổ phần hoá khá nhiều tập tổng công ty như Tổng công ty thép Việt Nam (VnSteel), Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), MobiFone, Vinatex, Vietnam Airlines, Nhà máy điện Nhơn trach, PV Coal…Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều muốn nhảy vào nắm giữ cổ phần những thương hiệu trên, bởi sự hấp dẫn từ thương hiệu, thị phần lớn cũng như triển vọng phát triển tốt trong dài hạn. Ông Seng Yeow, Giám đốc Khối...
Theo tiến trình cổ phần hoá năm 2011-2012, sẽ có hàng loạt thương hiệu lớn sẽ gia nhập thị trường chứng khoán, như MobiFone, BIDV, Petrolimex, Vinatex, Vietnam Airlines… Đây là những thương hiệu giới đầu tư nước ngoài muốn sở hữu trên 49% vốn.
Có thể thấy năm 2011-2012 sẽ là thời điểm khá quan trên thị trường chứng khoán khi hàng loạt các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước chính thức cổ phần hoá.
Căn cứ văn bản số 373/TB-VPCP về việc sắp sếp, cổ phần hoá một số Tổng công ty, công ty nhà nước, Chính phủ đã ra văn bản đồng ý tiến hành cổ phần hoá khá nhiều tập tổng công ty như Tổng công ty thép Việt Nam (VnSteel), Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), MobiFone, Vinatex, Vietnam Airlines, Nhà máy điện Nhơn trach, PV Coal…
Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều muốn nhảy vào nắm giữ cổ phần những thương hiệu trên, bởi sự hấp dẫn từ thương hiệu, thị phần lớn cũng như triển vọng phát triển tốt trong dài hạn.
Ông Seng Yeow, Giám đốc Khối phân tích Tập đoàn Kim Eng Singapore cho rằng, đây là thời điểm rất cần có những công cụ mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam nhiều hơn.
Theo ô ng Seng Yeow, hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài có 2 hạn chế, đó là cổ phiếu họ thích thì lại hết “room”. Ví dụ như cổ phiếu Vinamilk, vừa gia tăng thêm đã được khối ngoại “ẵm” sạch, muốn nữa cũng không còn. Hạn chế thứ 2 là một số cổ phiếu có tỷ lệ P/E thâp và tính thanh khoản cũng thấp, do vậy khi khối ngoại đầu tư vào lại khó bán và chỉ có thể giữ dài hạn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()