Những thành tựu của Trung Quốc sau mười năm gia nhập WTO
Trung tâm Hội nghị và triển lãm quốc tế ở Nam Ninh (Trung Quốc). Ảnh: TÂN HOA XÃ Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, nhất là mười năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đã tích cực triển khai hợp tác kinh tế - thương mại với các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc thu được những thành tựu to lớn. Phát triển mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc không những đã thúc đẩy việc nâng cao hiện đại hóa và sức mạnh tổng hợp của kinh tế Trung Quốc, mà còn đưa Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới.Sau mười năm gia nhập WTO, tỷ trọng trong thương mại thế giới của Trung Quốc đã tăng từ 4,3% lên 10,4%, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong năm năm tới, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt 8.000 tỷ USD. Từ năm 2001...
Trung tâm Hội nghị và triển lãm quốc tế ở Nam Ninh (Trung Quốc). Ảnh: TÂN HOA XÃ |
Sau mười năm gia nhập WTO, tỷ trọng trong thương mại thế giới của Trung Quốc đã tăng từ 4,3% lên 10,4%, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong năm năm tới, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt 8.000 tỷ USD. Từ năm 2001 đến nay, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng gấp hơn năm lần, tăng bình quân 20%/năm. Trong mười năm gia nhập WTO, kim ngạch nhập khẩu hằng năm của Trung Quốc đạt 750 tỷ USD, đã tạo ra hơn 14 triệu việc làm cho các đối tác thương mại. Lợi nhuận chuyển về nước của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc là 261,7 tỷ USD, tăng bình quân 30%/năm. Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại nước ngoài đã tuyển dụng gần 800 nghìn lao động địa phương, hằng năm nộp thuế cho địa phương hơn mười tỷ USD. Trong mười năm qua, mức thuế quan bình quân của Trung Quốc đã giảm từ 15,3% xuống còn 9,8%, mở cửa hơn 100 loại thương mại dịch vụ, loại bỏ, thanh lý và ấn định hơn 3.000 pháp luật, pháp quy. Từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước này tăng mạnh sức cạnh tranh và mở rộng thị trường quốc tế.
Trước khi gia nhập WTO, vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chưa đến một tỷ USD. Đến năm 2010, vốn đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên tới gần 60 tỷ USD. Năm ngoái, Trung Quốc đơn phương miễn thuế quan đối với 43 nước chậm phát triển nhất, thực hiện thuế quan 0% đối với 95% sản phẩm nhập khẩu. Trung Quốc hiện nay đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của những quốc gia này. Mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc trong nhiều năm liên tục là nước xuất siêu, chủ yếu bắt nguồn từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và thương mại gia công. Việc hạn chế thương mại khoa học – công nghệ cao của một số nước phát triển đã tác động đến cán cân thương mại giữa Trung Quốc với một số đối tác thương mại khác. Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt biện pháp kiềm chế xuất siêu tăng quá nhanh. Từ năm 2009 đến nay, tình trạng xuất siêu của Trung Quốc có chiều hướng giảm, mậu dịch đối ngoại đang có xu hướng cân bằng. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường triển khai quan hệ kinh tế-thương mại hợp tác và cùng có lợi với tất cả các đối tác thương mại. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm kiếm việc thực hiện “phát triển bền vững” trong mậu dịch đối ngoại. Trung Quốc đang xác định chính sách thúc đẩy nhập khẩu, đồng thời xây dựng thị trường trong nước, nhanh chóng kích thích tiêu dùng. Trước đây, hằng năm, tiêu dùng trong nước ở Trung Quốc tăng khoảng 15%. Hiện nay, tiêu dùng trong nước lên tới khoảng 2.400 tỷ USD/năm, nhiều hơn 1.000 tỷ USD so với xuất khẩu. Tuy nhiên, phát triển mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc vẫn còn một số vấn đề như: không cân bằng, không hài hòa và không bền vững. Trước tình hình kinh tế thế giới đang có những biến động bất lợi, Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển mậu dịch đối ngoại, thực hiện phát triển bền vững mậu dịch đối ngoại. Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa, sẵn sàng cùng các đối tác thương mại ứng phó những thách thức đặt ra cho phát triển kinh tế và thương mại thế giới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()