Những thách thức đối với tân Tổng thống Pháp
Tổng thống Ph. Ô-lăng-đơ vẫy chào người dân sau lễ nhậm chức. Ảnh: AP Hôm qua (15-5), Tổng thống đắc cử Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ nhậm chức, chính thức trở thành vị Tổng thống thứ bảy của Nền cộng hòa thứ năm của nước Pháp (tính từ năm 1958) nhiệm kỳ 2012-2017. Với khẩu hiệu tranh cử mang tên "Thay đổi là bây giờ", vị Tổng thống cánh tả của Pháp được người dân kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến tích cực cả về đối nội, đối ngoại và phát triển kinh tế cho đất nước hình lục lăng này.Tại lễ nhậm chức ở Điện Ê-li-dê (Phủ Tổng thống), Tổng thống P.Ô-lăng-đơ cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân Pháp, tuyên bố sẽ bắt tay ngay vào thực hiện các cam kết của ông với cử tri trong chiến dịch tranh cử. Các cam kết này được thực hiện theo lộ trình ba giai đoạn, gồm cả chính sách đối nội và đối ngoại của nước Pháp.Giai đoạn I (từ ngày 6-5 đến 29-6), ông Ô-lăng-đơ cam kết giảm 30% lương của Tổng thống và các thành viên chính phủ; soạn thảo hiến chương về đạo đức nghề nghiệp dành...
Tổng thống Ph. Ô-lăng-đơ vẫy chào người dân sau lễ nhậm chức. Ảnh: AP |
Tại lễ nhậm chức ở Điện Ê-li-dê (Phủ Tổng thống), Tổng thống P.Ô-lăng-đơ cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân Pháp, tuyên bố sẽ bắt tay ngay vào thực hiện các cam kết của ông với cử tri trong chiến dịch tranh cử. Các cam kết này được thực hiện theo lộ trình ba giai đoạn, gồm cả chính sách đối nội và đối ngoại của nước Pháp.
Giai đoạn I (từ ngày 6-5 đến 29-6), ông Ô-lăng-đơ cam kết giảm 30% lương của Tổng thống và các thành viên chính phủ; soạn thảo hiến chương về đạo đức nghề nghiệp dành cho các thành viên chính phủ; tăng 25% trợ cấp cho học sinh; không tăng giá nhiên liệu trong vòng ba tháng; đề nghị xây dựng Hiệp ước về trách nhiệm, tăng trưởng và quản trị thay thế Hiệp ước ổn định tài chính châu Âu; thông báo cho các đối tác trong NATO về việc rút quân Pháp khỏi Áp-ga-ni-xtan trong năm 2012, sớm hơn so lịch trình cuối năm 2013… Giai đoạn II (từ ngày 3-7 đến 2-8) thời điểm diễn ra các phiên họp của Thượng viện và Hạ viện Pháp, Tổng thống Ô-lăng-đơ sẽ đệ trình QH kế hoạch ổn định ngân sách và dự luật mới về ngân sách; cải cách thuế theo hướng đánh thuế 75% đối với người có thu nhập hơn một triệu ơ-rô/năm; đề ra các chính sách xã hội ưu tiên phát triển việc làm cho giới trẻ, đấu tranh chống bất bình đẳng xã hội… Giai đoạn III (từ tháng 8-2012 đến 6-2013), Tổng thống Ô-lăng-đơ chú trọng xây dựng chính sách phi tập trung nhằm tăng quyền lực và nghĩa vụ cho chính quyền địa phương; thành lập Ngân hàng đầu tư Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng luật định hướng và lập kế hoạch cho ngành giáo dục; tạo thêm việc làm, đối thoại với các đối tác xã hội về cải cách hưu trí, xây dựng luật về quyền tiếp cận nhà ở…
Ngay sau lễ nhậm chức, ông Ô-lăng-đơ dự kiến sẽ lên đường thăm Đức, chuyến “chào xã giao” nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống Pháp. Đây không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên, bởi Pháp và Đức, hai nền kinh tế số một và số hai của Liên hiệp châu Âu (EU), được coi là đầu tàu trong cuộc chiến chống khủng hoảng nợ công châu Âu và luôn song hành trong các chính sách chung của khu vực. Tuy nhiên, cuộc hội đàm giữa Thủ tướng A.Méc-ken và Tổng thống Ô-lăng-đơ hôm nay (16-5) tại Thủ đô Béc-lin, dự báo diễn ra không êm ả và vị Tổng thống Pháp khó có thể thuyết phục bà Méc-ken thay đổi quan điểm trong vấn đề nợ công. Ông chủ mới của Điện Ê-li-dê cam kết sẽ thực thi các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế, đối lập với kế hoạch “thắt lưng, buộc bụng” do bà Méc-ken khởi xướng và nhiều nước đang áp dụng; đề nghị đàm phán lại Hiệp ước ổn định tài chính châu Âu về quản lý và giám sát chặt ngân sách và các chỉ số kinh tế của các nước thành viên EU. Bà Méc-ken từng tuyên bố sau khi được tin ông Ô-lăng-đơ đắc cử Tổng thống Pháp: Hiệp ước này đã được “đóng đinh”, không thể thương lượng lại. Quan điểm trái ngược giữa hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức hiện là mối quan ngại lớn đối với giới chính trị và đầu tư quốc tế. Nhưng họ cũng hy vọng hai bên sẽ dàn xếp ổn thỏa các bất đồng, vì lợi ích của hai nước nói riêng và EU nói chung. Dư luận đang trông chờ sự xuất hiện của trục “Méc-cô-lăng-đơ” (Méc-ken – Ô-lăng-đơ), thay thế trục “Méc-cô-di” (Méc-ken – Xác-cô-di) ăn ý trước đây. Sau Đức, Tổng thống Ô-lăng-đơ sẽ thăm Anh, nhằm khôi phục quan hệ giữa hai eo biển Măng-sơ, vốn kém mặn nồng dưới thời Tổng thống Xác-cô-di, đồng thời củng cố vai trò và vị thế của Pháp trong EU.
Giới phân tích cho rằng, “tuần trăng mật” của vị Tổng thống mới của Pháp sẽ không ngọt ngào và êm ả, trong bối cảnh kinh tế nước này đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Ông Ô-lăng-đơ cần nỗ lực lớn hơn, do ông chưa có kinh nghiệm điều hành chính quyền, chưa từng đứng đầu bộ, ngành nào, đồng thời phải căng sức giải quyết các “di sản” người tiền nhiệm N.Xác-cô-di để lại, như nợ công ở mức kỷ lục 1.700 tỷ ơ-rô, tỷ lệ thất nghiệp cao 9,7%, kinh tế ảm đạm với tốc độ tăng trưởng chưa đến 1%, tỷ lệ lạm phát 2,5%… Bên cạnh đó, Tổng thống Ô-lăng-đơ cần tìm biện pháp nâng cao thu nhập của người lao động bị giảm sút trong năm năm cầm quyền của ông Xác-cô-di và khôi phục các chế độ an sinh xã hội, trợ cấp hưu trí, vốn là niềm tự hào của nước Pháp. Điều này là hoàn toàn có thể, nếu ông Ô-lăng-đơ đoàn kết được sức mạnh của 64,3 triệu người dân Pháp, trong đó có tầng lớp lao động chiếm số đông trong lực lượng cánh tả mà Tổng thống Ô-lăng-đơ là một đại diện tiêu biểu.
Nhân dân Pháp, nhất là những cử tri đã điền tên P.Ô-lăng-đơ trong lá phiếu của mình, tin tưởng vị Tổng thống mới sẽ tạo sự thay đổi tích cực cả về đối nội và đối ngoại cho đất nước hình lục lăng, như khẩu hiệu tranh cử của ông mang tên “Thay đổi là bây giờ”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()