Những thách thức Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan phải đối mặt sau cái chết của Bin La-đen
G. Prai-xơ, chuyên gia nghiên cứu của Chương trình châu Á thuộc Học viện Hoàng gia các Vấn đề Quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) cho rằng, sẽ có nhiều tác động trở lại Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan sau cái chết của Ô-xa-ma Bin La-đen. Những tác động này là những mối đe dọa hay là những cơ hội đối với hai nước Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan. Dưới đây là bài viết của tác giả đăng trên Tạp chí Thế giới Ngày nay số ra tháng 6-2011.Đối với Áp-ga-ni-xtan, cái chết của Bin La-đen có thể làm cho Ta-li-ban chính thức từ bỏ An Kê-đa. Trong khi can thiệp của phương Tây vào Áp-ga-ni-xtan ngày càng được khẳng định là điều cần thiết để ngăn không cho nước này trở thành căn cứ của khủng bố quốc tế, động thái trên sẽ thúc đẩy các động thái khác đi tới một 'giải pháp chính trị' ở Áp-ga-ni-xtan. Tuy nhiên, việc có Ta-li-ban trong một giải pháp chính trị rõ ràng không phải là điều dễ chịu. Nhưng bắt đầu từ đây, một kế hoạch thông qua quá trình chính trị có vẻ dễ được chấp thuận hơn là một...
Đối với Áp-ga-ni-xtan, cái chết của Bin La-đen có thể làm cho Ta-li-ban chính thức từ bỏ An Kê-đa. Trong khi can thiệp của phương Tây vào Áp-ga-ni-xtan ngày càng được khẳng định là điều cần thiết để ngăn không cho nước này trở thành căn cứ của khủng bố quốc tế, động thái trên sẽ thúc đẩy các động thái khác đi tới một 'giải pháp chính trị' ở Áp-ga-ni-xtan. Tuy nhiên, việc có Ta-li-ban trong một giải pháp chính trị rõ ràng không phải là điều dễ chịu. Nhưng bắt đầu từ đây, một kế hoạch thông qua quá trình chính trị có vẻ dễ được chấp thuận hơn là một giải pháp khác. Mặc dù phương Tây giành được nhiều thắng lợi quân sự gần đây, hiện nay số quân Ta-li-ban được cho là đã tăng lên 35 nghìn người. Chừng nào phương Tây còn lấy hướng tiếp cận quân sự làm chủ đạo, thì sức hấp dẫn của Ta-li-ban còn lớn hơn, bởi nó không chỉ được coi là một phong trào mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là phong trào đấu tranh chống lại sự xâm lược của phương Tây.
Liệu một giải pháp chính trị có khả thi hay không còn phụ thuộc nhiều vào ý định của Ta-li-ban cũng như của phương Tây. Phương Tây tuyên bố rằng những cuộc tiến công đã thành công trong việc nhằm vào các chiến binh bậc trung và Ta-li-ban đã bị đẩy lùi về các tỉnh sâu như Hen-man. Trong khi đó, số người gia nhập lực lượng Ta-li-ban có vẻ tăng lên. Tình trạng vượt ngục gần đây từ Can-đa-ha làm tăng thêm khoảng 100 viên chỉ huy bậc trung ra chiến trường và nhiều tài liệu đã chứng minh rõ sự thất bại của Chính phủ Áp-ga-ni-xtan.
Hội đồng hòa bình cấp cao Áp-ga-ni-xtan đã được chỉ thị gắn kết các mối liên lạc với Ta-li-ban. Đạt được ít tiến bộ, đầu tháng 5-2011, Ta-li-ban tuyên bố các thành viên của Hội đồng là hợp pháp. Cho đến khi phương Tây bắt đầu tiến hành một vài bước trong quá trình đối thoại với Ta-li-ban, sự hợp lý của bất kỳ giải pháp chính trị nào vẫn còn là ẩn số. Trong khi con đường dẫn đến một giải pháp chính trị đã có thể trở nên rõ ràng hơn thì phương Tây lại đe dọa rút quân trước thời hạn. Ngay sau khi Bin La-đen chết, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp A.Guýp-pê tuyên bố rằng, Pháp cần thời gian để xem xét sự kiện này và không từ bỏ kế hoạch rút quân sớm. Mỹ dự định rút quân bắt đầu từ tháng 7-2011. Lúc đầu, điều này được coi chỉ mang tính tượng trưng nhưng cái chết của Bin La-đen có thể làm cho việc rút quân nhanh hơn kế hoạch trước đó.
Có sự thừa nhận rộng rãi rằng cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan còn lâu mới kết thúc, và rằng Quân đội quốc gia Áp-ga-ni-xtan (ANA) chưa sẵn sàng nhận trách nhiệm chuyển giao kiểm soát an ninh ở Áp-ga-ni-xtan. Với châu Âu và Bắc Mỹ đang gặp khó khăn về kinh tế, khủng hoảng chính trị ở Trung Đông và việc báo chí tuyên bố rằng cái chết của Bin La-đen có nghĩa là cuộc chiến kết thúc, xu hướng thúc đẩy quá trình chuyển giao trách nhiệm an ninh cho ANA sẽ gia tăng. Ta-li-ban sẽ trở nên liều lĩnh, và giống như cuộc nội chiến những năm 90 của thế kỷ trước, cho thấy khả năng xấu nhất có thể xảy ra đối với Áp-ga-ni-xtan.
Đối với Pa-ki-xtan, tình hình cũng ảm đạm như vậy. Ngay sau cái chết của Bin La-đen, khoảng 90 người Pa-ki-xtan đã chết trong hai vụ tiến công liều chết gần Pê-sa-oa. Một vài ngày sau, một nhà ngoại giao A-rập Xê-út lại bị giết hại ở Ca-ra-si. Các cuộc tiến công bằng bom và giết người có chủ định diễn ra thường xuyên ở Pa-ki-xtan.
Giới quyền lực ở Pa-ki-xtan không thể công khai đứng về phía Mỹ vì sợ sẽ làm dư luận nước này chỉ trích mạnh mẽ hơn. Nhưng họ cũng không thể đứng về phe phiến quân bởi vì họ cần sự ủng hộ của Mỹ. Tình hình của Pa-ki-xtan phụ thuộc những gì xảy ra sau cái chết của Bin La-đen. Một vài ngày sau khi Bin La-đen chết, Pa-ki-xtan đã bắt một mật vụ bậc trung của An Kê-đa ở Ca-ra-si. Pa-ki-xtan đã tiến hành một chiến dịch kéo dài chống lại An Kê-đa để Mỹ có thể nhanh chóng lãng quên những sự việc không hay trước đây. Trong những năm gần đây, Pa-ki-xtan đã đưa ra những lời đe dọa cắt các tuyến đường vận chuyển của NATO. Nếu những lời đe dọa đó thành hiện thực sẽ ảnh hưởng lớn quân đội nước ngoài ở Áp-ga-ni-xtan và cũng sẽ để lại những hậu quả cho Pa-ki-xtan. Hành động như vậy chắc chắn sẽ kết thúc sự hỗ trợ của Mỹ cũng như viện trợ liên quan từ Quỹ Tiền tệ quốc tế và các tổ chức địa phương khác.
Ngay cả khi Pa-ki-xtan tăng cường chống lại An Kê-đa, nước này vẫn phải đối mặt nhiều thách thức nghiêm trọng. Một tài sản chiến lược khác của Pa-ki-xtan là cơ sở vũ khí hạt nhân, nỗi lo càng tăng nếu những vũ khí này rơi vào tay phiến quân. Thực tế là cái chết của Bin La-đen đã làm tăng những nguy cơ cho khu vực và có lẽ đó là điều để lại cuối cùng của tên trùm khủng bố này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()