Chủ nhật, 24/11/2024 08:55 [(GMT +7)]
Những sáng tạo "độc đáo" trong bảo đảm vũ khí pháo binh
Chủ nhật, 19/12/2010 | 10:47:00 [(GMT +7)] A A
Sau khi quân Nhật rút chạy, bộ đội ta tiếp quản được của chúng để lại một khẩu pháo 75mm và một kho đạn tại đường Bạch Đằng, thành phố Quy Nhơn. Nhưng khẩu pháo đã bị hư hỏng, không có khóa nòng. Muốn bắn được pháo, bộ đội ta phải sửa chữa, nhất là phải tìm cho được kim hỏa để thực hiện phát bắn.
|
Một khẩu đội pháo tại trận địa pháo đài Láng tháng 12-1946. Ảnh tư liệu. |
Qua một thời gian nghiên cứu, bộ đội ta ở Quy Nhơn đã sáng tạo dùng đinh đóng thay kim hỏa và dùng cán búa đẩy từ miệng nòng xuống để tống vỏ đạn ra sau mỗi phát bắn. Đây là sáng kiến của đồng chí Nguyễn Bá Phát. Bằng sáng kiến này, ngày 7-12-1945, bộ đội ta đã sử dụng pháo bắn chi viện trong trận đánh vào đồn địch đóng ở Nhà Băng thành phố Quy Nhơn. Kết quả, quân ta đánh bật quân địch khỏi đồn, làm chủ Nhà Băng.
Trên đà thắng lợi, khẩu pháo 75mm chiến lợi phẩm được kéo vào Nha Trang để đánh tàu chiến Pháp, ngăn cản bước hành quân của địch.
Ở Khu 3, bộ đội ta cũng thu được một khẩu pháo 75mm tại Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng) nhưng đã bị hỏng và không có bảng bắn. Tháng 11-1946, đồng chí Phạm Hữu Đính, Phó trưởng Ty Quân giới Khu 3 cùng đồng chí Trần Liêm, cán bộ Phân xưởng sửa chữa pháo và một số công nhân của Binh công xưởng Chí Linh thuộc Chiến khu Đông Triều về Hải Phòng để tiến hành sửa chữa khôi phục khẩu pháo 75mm. Sau khi sửa chữa xong, cán bộ Ty Quân giới và Phân xưởng sửa chữa pháo lập bảng bắn cho pháo theo phương pháp cọc dấu hướng và vạch tầm, hướng dẫn cho khẩu đội pháo sử dụng. Ngày 25-11-1946, khẩu đội pháo 75mm của Khu 3 đã kéo pháo hành quân, đánh vào bến Bính bắn cháy tàu Crây-sắc của quân Pháp. Sau đó pháo chuyển sang bắn vào bến Sáu Kho, trại thủy binh Pháp tiêu diệt nhiều tên địch. Đây là chiến công đầu tiên của pháo binh Bắc Bộ, góp phần cổ vũ tinh thần cho toàn quốc kháng chiến.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()