Những nỗ lực mới của EU
Nhóm họp ngay sau khi diễn ra cuộc họp cấp cao G8 tại Hoa Kỳ, cuộc gặp cấp cao không chính thức của Liên hiệp châu Âu (EU) tại Thủ đô Brúc-xen (Bỉ) ngày 23-5 là bước chuẩn bị mang tính quyết định cho Hội nghị cấp cao thường kỳ diễn ra vào tháng 6 tới. Tăng trưởng kinh tế, việc làm, cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp là những chủ đề được các nhà lãnh đạo EU đề cập nhiều nhất, song vẫn chưa có giải pháp thống nhất. Cuộc họp bất thườngĐúng như tên gọi, Hội nghị cấp cao không chính thức tổ chức ở Thủ đô Brúc-xen theo sáng kiến của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rom-pơi với sự tham gia của nguyên thủ và lãnh đạo 27 nước thành viên EU, đã diễn ra tối 23-5 nhằm trao đổi ý kiến sau rất nhiều sự kiện diễn ra kể từ lần gặp trước vào tháng 3.Trước thềm hội nghị, những lo âu trước cuộc khủng hoảng nợ công và sự bất ổn chính trị ở Hy Lạp có thể kéo dài dẫn đến khả năng nước này có thể ra khỏi Khu vực đồng...
Cuộc họp bất thường
Đúng như tên gọi, Hội nghị cấp cao không chính thức tổ chức ở Thủ đô Brúc-xen theo sáng kiến của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rom-pơi với sự tham gia của nguyên thủ và lãnh đạo 27 nước thành viên EU, đã diễn ra tối 23-5 nhằm trao đổi ý kiến sau rất nhiều sự kiện diễn ra kể từ lần gặp trước vào tháng 3.
Trước thềm hội nghị, những lo âu trước cuộc khủng hoảng nợ công và sự bất ổn chính trị ở Hy Lạp có thể kéo dài dẫn đến khả năng nước này có thể ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như những bất đồng giữa Pháp và Đức chung quanh cách thức xử lý khủng hoảng, cho thấy, cuộc gặp báo hiệu nhiều bất đồng và căng thẳng. Vì thế, giới báo chí quốc tế rất quan tâm hội nghị này. Trung tâm báo chí của EU ở Thủ đô Brúc-xen với các dãy bàn làm việc trang bị đầy đủ tiện nghi đã gần như chật kín. Các phương tiện thông tin đại chúng ở châu Âu cũng tập trung bình luận nhiều về sự kiện này. Kịch bản xấu nhất là Hy Lạp ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu và hệ quả tiếp theo đối với cả liên minh là những tiên liệu được các phương tiện truyền thông đưa ra trong nhiều ngày qua. Trong bối cảnh như vậy, cuộc họp cấp cao lần này có vai trò trấn an dư luận, khẳng định chính sách của EU nhằm ngăn chặn khả năng cuộc khủng hoảng lan rộng và những định hướng mang tính chiến lược sắp tới.
Nhận thức mới – tăng trưởng kinh tế và việc làm
Bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Nghị viện châu Âu Mác-tin Scun đã nêu bật vai trò quan trọng của hội nghị. Ông M. Scun cho biết: Kể từ tháng 10-2008 đến nay, EU đã tổ chức 24 hội nghị cấp cao, nhưng đây là cuộc họp đầu tiên tập trung thảo luận các giải pháp ưu tiên tăng trưởng kinh tế, việc làm và đầu tư phát triển. Theo Chủ tịch M. Scun, tình hình kinh tế – xã hội của các nước thuộc EU đang diễn biến rất phức tạp.
Một số nước thành viên EU đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, đe dọa sẽ lan rộng sang các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện ngân sách cần thời gian dài mới có thể phát huy hiệu quả. Trong khi chờ đợi các gói giải pháp cải thiện ngân sách phát huy tác dụng, những ảnh hưởng do chính sách thắt lưng buộc bụng mà các thành viên đã thông qua có nguy cơ làm tan rã liên minh. Tình trạng thất nghiệp nhiều trong thanh niên ở khu vực EU là mối đe dọa tới an sinh xã hội, tới sự thống nhất và dân chủ của châu Âu. Tại hội nghị này, các cơ quan điều hành của EU gồm Hội đồng châu Âu, Quốc hội châu Âu và Ủy ban châu Âu đề xuất các nhóm giải pháp khả thi trong vòng 12 tháng tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn, việc làm và giúp cải thiện cân bằng ngân sách. Các giải pháp này bao gồm: cuộc chiến chống tình trạng thất nghiệp trong thanh niên, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chung quanh cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, các nhà lãnh đạo EU thống nhất tiếp tục tiến hành các biện pháp hỗ trợ để Hy Lạp ở lại Khu vực đồng tiền chung ơ-rô. Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rom-pơi tại buổi họp báo sau cuộc họp khẳng định: “Chúng tôi mong muốn Hy Lạp tiếp tục ở lại Khu vực Eurozone và tôn trọng các cam kết đã hứa”. Còn Tổng thống Pháp P. Ô-lăng-đơ tuyên bố trong cuộc họp báo rằng: “Các nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra dấu hiệu mang lại niềm tin cho cử tri Hy Lạp”. Cũng tại cuộc họp này, các nhà lãnh đạo EU nhất trí sử dụng các quỹ cấu trúc châu Âu để hỗ trợ Hy Lạp. Tổng thống Pháp P. Ô-lăng-đơ cho biết ông hy vọng các quỹ này sẽ được huy động càng nhanh càng tốt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp trong thời gian sớm nhất. Các nhà lãnh đạo EU cũng phủ định thông tin về những đánh giá thiệt hại do EU tiến hành với kịch bản xấu nhất xảy ra là Hy Lạp rời khỏi Khu vực Eurozone sau khi tiến hành bầu cử quốc hội vào tháng 6 tới.
Những bất đồng mới
Những bất đồng chung quanh cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp và phương thức tái khởi động tăng trưởng kinh tế của các nước EU vẫn là những trở ngại lớn đối với tiến trình thực thi chính sách chung. Thủ tướng Đức A. Méc-ken trong khi ủng hộ Hy Lạp ở lại Eurozone tiếp tục bảo vệ quan điểm cứng rắn rằng việc tôn trọng các cam kết, giảm thâm hụt ngân sách và tiến hành các cải cách cơ cấu nền kinh tế là điều kiện “tiên quyết” để Hy Lạp tiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung ơ-rô.
Đối với các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trong khi Tổng thống Pháp P. Ô-lăng-đơ thành công trong việc đưa ra thảo luận chủ đề trái phiếu ơ-rô như một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại cuộc gặp cấp cao lần này sau khi đã đề cập xu hướng tăng trưởng kinh tế tại hội nghị G8, thì Thủ tướng Đức A. Méc-ken lại cho rằng, trái phiếu ơ-rô không phải là công cụ đóng góp cho tăng trưởng. Các nước có chung quan điểm với Đức là Hà Lan, Thụy Điển và Phần Lan cũng nghi ngờ vai trò của trái phiếu ơ-rô khi lo ngại rằng trái phiếu ơ-rô sẽ có thể là công cụ chia sẻ gánh nặng nợ công cho các nước thành viên Eurozone.
Các diễn biến mới nhất tại Hội nghị cấp cao không chính thức lần này cho thấy, để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kép kinh tế – chính trị lớn nhất trong lịch sử của mình, các nhà lãnh đạo của EU sẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()