LSO-Do nhu cầu thực tiễn, người nông dân lại là người phát minh ra nhiều công trình khoa học ứng dụng hiệu quả nhất. Ở Lạng Sơn cũng đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng mang lại lợi ích cho nông dân như máy thái rau, cần hái na, máy cấy… Và mô hình dưa hấu ghép bầu là một trong những ứng dụng như vậy, được nông dân Gia Cát ứng dụng thành công. Chúng tôi gọi họ là những nhà khoa học “chân đất”.Lai tạo giống dưa hấu lai bầuĐến xã Gia Cát huyện Cao Lộc chúng tôi ngỡ ngàng trước những dãy nhà lưới ngay ngắn tại cánh đồng thôn Pắc Đông 2. Trong nhà lưới ấy những mầm dưa hấu đang lên rất xanh tốt. Anh Hoàng Văn Nại chủ vườn tâm sự, đây là cây dưa hấu lai với cây bầu. Dưa hấu lai bầu có sức sống rất mãnh liệt, đã có lần anh phun thuốc diệt cỏ để thử nghiệm nhưng nó vẫn sống khỏe. Theo các cụ truyền lại: “Dưa trồng đất lạ, mạ gieo đất quen”, dưa hấu ươm bằng hạt chỉ qua 2 vụ trên một cánh đồng là...
LSO-Do nhu cầu thực tiễn, người nông dân lại là người phát minh ra nhiều công trình khoa học ứng dụng hiệu quả nhất. Ở Lạng Sơn cũng đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng mang lại lợi ích cho nông dân như máy thái rau, cần hái na, máy cấy… Và mô hình dưa hấu ghép bầu là một trong những ứng dụng như vậy, được nông dân Gia Cát ứng dụng thành công. Chúng tôi gọi họ là những nhà khoa học “chân đất”.
|
Lai tạo giống dưa hấu lai bầu |
Đến xã Gia Cát huyện Cao Lộc chúng tôi ngỡ ngàng trước những dãy nhà lưới ngay ngắn tại cánh đồng thôn Pắc Đông 2. Trong nhà lưới ấy những mầm dưa hấu đang lên rất xanh tốt. Anh Hoàng Văn Nại chủ vườn tâm sự, đây là cây dưa hấu lai với cây bầu. Dưa hấu lai bầu có sức sống rất mãnh liệt, đã có lần anh phun thuốc diệt cỏ để thử nghiệm nhưng nó vẫn sống khỏe. Theo các cụ truyền lại: “Dưa trồng đất lạ, mạ gieo đất quen”, dưa hấu ươm bằng hạt chỉ qua 2 vụ trên một cánh đồng là còi cọc chỉ thấy dây là dây, quả thì bé tẹo như cái ấm. Nếu phân tích dưới góc độ khoa học thì bào tử dưa đã có sẵn trong đất làm phân hủy dinh dưỡng hợp với cây dưa, vì vậy dưa mà trồng đất quen thì khó lòng có năng suất cao. Thế mà cây dưa ghép bầu đã giải quyết được việc đó, trồng vài ba năm trên cùng mảnh đất cũng vẫn sai quả. Vùng đất dọc quốc lộ 4B qua Cao Lộc, Lộc Bình vốn có truyền thống trồng dưa, nhưng bài toán cho dưa thật khó giải về trồng, chăm sóc, giá cả…Trước những khó khăn ấy người dân đã tự mày mò tìm cách lai tạo ra giống dưa lai bầu để đề kháng lại những bất lợi do yếu tố sản xuất gây ra. Theo anh Nại, rất nhiều hộ như chị Hoàng Thị Hằng, Đường Văn Quy, Hoàng Dương sang tận Trung Quốc để học hỏi cách ươm dưa bằng cách làm thuê cho họ. Nhưng với một bí quyết sản xuất họ giữ rất kín, thế là vừa học vừa mày mò cuối cùng người dân đã tìm ra dưa hấu lai bầu. Qua rút kinh nghiệm từ nước bạn, ứng dụng phù hợp vào đồng đất của ta. Khi gieo cây bầu được chừng 1 tuần, người dân bắt đầu gieo dưa. Dưa và bầu cùng phát triển song song nhưng gốc bầu do gieo trước nên vững trãi hơn. Khi dưa được 1 tuần người dân bắt đầu cắt ghép vào ngọn bầu. Dụng cụ cắt ghép chỉ là một mẩu dao cạo râu để cắt thật ngọt, không chảy mất quá nhiều nhựa. Sau đó phần cắt ngọn bầu được dùng một que tăm khoét thành một lỗ nhỏ vừa để cắm cây dưa vào. Cây dưa lai bầu cứ thế mọc lên. Tầm 3 tuần chăm sóc có thể cho xuất bán, hoặc trồng. Chỉ có vậy nhưng những hộ trồng dưa lai bầu có thu hoạch bằng tiền bán dưa. Những người trồng dưa thành phẩm cũng từ đó có thu lợi cao do phải chăm bón ít, sức đề kháng cao, quả dưa đều và thu hoạch cũng sớm hơn. Hiệu quả ấy chính là từ tay những người nông dân làm khoa học. Cách làm của họ mang tính ứng dụng cao. Theo ông Đường Long Biên, Chủ tịch xã Gia Cát, hiện cây dưa hấu ghép với cây bầu đã được người nông dân toàn xã mở rộng diện tích, hình thành hai khâu sản xuất, giống dịch vụ và trồng dưa thành phẩm. Cách làm này mang tính chuyên môn hóa và khoa học rất cao. Từ ươm dưa, nhiều hộ đã làm giàu, và từ trồng dưa mặc dù còn vất vả, chịu sự tác động của không ít yếu tố thời tiết, thị trường, nhưng ít nhất mỗi vụ dưa, họ cũng có bát ăn bát để và không ít hộ thoát nghèo.
Mô hình dưa hấu lai bầu có thể coi là một nghiên cứu ứng dụng thành công của những nhà khoa học “chân đất”. Mong rằng các nhà khoa học cần nghiên cứu, khảo sát, tìm những giải pháp tốt hơn, đưa ra những luận cứ về dưa lai bầu để vùng dưa Cao Lộc, Lộc Bình và xa hơn nữa có những sáng tạo mới bắt đầu từ thực tiễn cuộc sống.
Đông Bắc
Ý kiến ()