Những lệnh trừng phạt áp đặt chống Xy-ri
Ngân hàng T.Ư Xy-ri nằm trong "danh sách đen" của phương Tây. ( Ảnh: ImageForum )Tình trạng bạo lực kéo dài ở Xy-ri gần một năm qua đã làm hàng nghìn người chết. Trong khi đó, Mỹ và EU liên tiếp bổ sung các biện pháp cấm vận chống chính quyền Đa-mát, nhằm gây áp lực buộc thay đổi chế độ ở nước này. Đối tượng chịu trừng phạt gồm các quan chức chính phủ, cá nhân, tổ chức, ngành tài chính và dầu mỏ của Xy-ri.Mỹ đi đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Xy-ri sau khi khủng hoảng chính trị xảy ra ở quốc gia Trung Đông này, khởi đầu từ cuộc biểu tình chống chính quyền Đa-mát ngày 26-1-2011. Ngày 29-4-2011, trong phản ứng đầu tiên với tình trạng bạo lực ở Xy-ri, Mỹ công bố biện pháp trừng phạt mới đối với cơ quan tình báo Xy-ri và hai cá nhân có quan hệ họ hàng với Tổng thống B.An Át-xát. Các biện pháp mới gồm phong tỏa tài sản và cấm giao dịch với Mỹ, bổ sung lệnh cấm vận Xy-ri mà Mỹ áp đặt từ năm 2004.Ngày 18-5-2011, Oa-sinh-tơn...
Ngân hàng T.Ư Xy-ri nằm trong “danh sách đen” của phương Tây. ( Ảnh: ImageForum ) |
Mỹ đi đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Xy-ri sau khi khủng hoảng chính trị xảy ra ở quốc gia Trung Đông này, khởi đầu từ cuộc biểu tình chống chính quyền Đa-mát ngày 26-1-2011. Ngày 29-4-2011, trong phản ứng đầu tiên với tình trạng bạo lực ở Xy-ri, Mỹ công bố biện pháp trừng phạt mới đối với cơ quan tình báo Xy-ri và hai cá nhân có quan hệ họ hàng với Tổng thống B.An Át-xát. Các biện pháp mới gồm phong tỏa tài sản và cấm giao dịch với Mỹ, bổ sung lệnh cấm vận Xy-ri mà Mỹ áp đặt từ năm 2004.
Ngày 18-5-2011, Oa-sinh-tơn đưa Tổng thống Xy-ri B.An Át-xát vào danh sách trừng phạt. Các quan chức cấp cao Xy-ri, gồm Phó Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Quốc phòng, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội và giám đốc nhánh an ninh chính trị, cũng được bổ sung vào “danh sách đen” của Oa-sinh-tơn. Ngày 29-6-2011, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố áp đặt cấm vận đối với bốn nhánh lực lượng an ninh Xy-ri và bất kỳ tài sản nào của những lực lượng này chịu sự điều chỉnh của luật pháp Mỹ đều bị phong tỏa, mọi giao dịch của công dân Mỹ với các tổ chức này đều bị cấm. Bộ Tài chính Mỹ cũng đưa vào danh sách cấm vận người đứng đầu và cấp phó của Lực lượng hành pháp I-ran, vì bị cáo buộc đã hỗ trợ Đa-mát đàn áp người biểu tình ở Xy-ri.
Ngày 10-8-2011, Bộ Tài chính Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt đối với chính quyền của Tổng thống B.An Át-xát, đưa Ngân hàng Thương mại Xy-ri và chi nhánh ngân hàng này ở Li-băng vào danh sách các tổ chức bị phong tỏa tài sản. Tập đoàn viễn thông Syriatel của Xy-ri cũng bị trừng phạt theo một sắc lệnh của Tổng thống Mỹ. Ngày 18-8-2011, Mỹ thực hiện phong tỏa tất cả các tài sản của Xy-ri ở Mỹ hoặc nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của luật pháp Mỹ, nghiêm cấm công dân Mỹ đầu tư hoặc xuất khẩu dịch vụ tới Xy-ri, cũng như cấm nhập khẩu vào Mỹ các sản phẩm dầu mỏ từ Xy-ri. Ngày 1-12-2011, Bộ Tài chính Mỹ đưa thêm vào “danh sách đen” hai cá nhân gồm M.Ma-khơ-lúp là chú của ông Át-xát và A.A-xla, một tướng lĩnh quân đội Xy-ri.
Liên hiệp châu Âu (EU) cũng liên tiếp ban hành các biện pháp trừng phạt bổ sung chống Đa-mát. Ngày 17-5-2011, EU đưa 13 quan chức của Xy-ri vào danh sách bị đóng băng tài khoản, cấm nhập cảnh vào các nước EU. Trong đó có Chỉ huy Lực lượng Vệ binh cộng hòa M.Át-xát, người có quyền lực lớn thứ hai ở Xy-ri và là anh của Tổng thống B.A.Át-xát, cùng nhiều quan chức cấp cao tình báo quân sự Xy-ri. Ngày 23-5-2011, EU áp đặt trừng phạt với Tổng thống A.Át-xát và thêm chín quan chức cấp cao của Xy-ri. Ngày 24-6-2011, EU mở rộng danh sách trừng phạt đối với ba quan chức thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo I-ran bị cáo buộc hậu thuẫn việc đàn áp ở Xy-ri.
Ngày 2-9-2011, EU chính thức cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Xy-ri và mở rộng lệnh trừng phạt thêm bảy cá nhân và thực thể; cấm các công ty EU đầu tư mới vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Xy-ri có hiệu lực từ ngày 24-9-2011; đặt thời hạn chót cho nhập khẩu dầu mỏ của Xy-ri đến ngày 15-10-2011 đối với những hợp đồng mua bán đã ký trước ngày 2-9-2011. Ngày 24-9-2011, EU áp dụng lệnh trừng phạt đối với Tập đoàn viễn thông Syriatel của Xy-ri, kênh truyền hình Addouna TV, cùng ba công ty đầu tư và xây dựng có liên quan quân đội Xy-ri. Ngày 1-12-2011, EU siết chặt lệnh trừng phạt đối với ngành tài chính và dầu mỏ của Xy-ri, trong đó có lệnh cấm vận Tập đoàn Dầu khí Sytrol. Lệnh trừng phạt mới cũng cấm xuất khẩu thiết bị cho ngành công nghiệp dầu khí Xy-ri cũng như các thiết bị kỹ thuật được sử dụng để giám sát.
Ngày 23-1-2012, các Bộ trưởng Ngoại giao EU nhất trí thắt chặt lệnh trừng phạt Xy-ri; thêm 22 cá nhân và tám thực thể được đưa vào danh sách trừng phạt, nâng tổng số cá nhân và thực thể Xy-ri bị phong tỏa tài sản lên 38 và cấm đi lại vào EU lên 108. Ngày 27-2-2012, EU tiếp tục mở rộng trừng phạt Xy-ri, bao gồm cấm mọi hoạt động trao đổi thương mại bằng vàng và kim loại hiếm với các thiết chế của Xy-ri, cấm các chuyến bay chở hàng từ Xy-ri. Ngân hàng trung ương Xy-ri và một số cá nhân là thành viên chính phủ Xy-ri cũng chịu lệnh trừng phạt này.
Ngoài Mỹ và EU, một số nước và tổ chức cũng tăng các biện pháp cấm vận chống Xy-ri. Ngày 27-11-2011, Liên đoàn A-rập (AL) nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Xy-ri, theo đó ngừng mọi giao dịch với Ngân hàng Trung ương Xy-ri, ngân hàng thương mại của Xy-ri, giao dịch tài chính và thỏa thuận thương mại. Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 30-11-2011 ngừng các thỏa thuận hợp tác về tài chính và mọi quan hệ với Ngân hàng Trung ương Xy-ri. Ngày 7-2-2012, Ô-xtrây-li-a cũng thông báo mở rộng danh sách cấm đi lại và trừng phạt tài chính đối với cá nhân và thực thể của Xy-ri lên đến 75 người và 27 thực thể…
Theo Nhandan
Ý kiến ()