Những lầm tưởng phổ biến về System Engineer là gì?
System Engineer hay còn gọi là Kỹ sư hệ thống là một trong những nghề đang rất được ưa chuộng và coi trọng hiện nay. Nhưng cũng chính vì sức hút của nghề này khiến một số người nhầm tưởng và vướng phải sai lầm trong quá trình tiếp cận nghề cũng như làm việc.
Vậy những lầm tưởng về System Engineer là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Lương cao
Nhiều bạn trẻ mặc định, System Engineer là nghề “hái ra tiền”. Thực tế điều này không hẳn sai khi đây là nghề đang được các doanh nghiệp chú trọng, có cơ hội làm việc với tập đoàn lớn hay doanh nghiệp nước ngoài.
Nhưng cũng chính từ suy nghĩ này mà nhiều bạn khi tìm công việc và phỏng vấn vị trí System Engineer mặc định phải lương cao, thu nhập “khủng”. Nhiều bạn khi xem thông tin tuyển dụng chỉ chú trọng tới mức lương mà không xem xét yếu tố khác của doanh nghiệp. Trong khi mức lương của một System Engineer phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ quy mô doanh nghiệp chi trả lương tới năng lực làm việc, kinh nghiệm của một System Engineer. Hơn nữa, có thể mức lương chưa cao so với mặt bằng chung nhưng bù lại bạn sẽ có cơ hội thăng tiến. Do đó, đừng chỉ nhìn mức lương và càng không nên lấy mức lương là tiêu chí để lựa chọn khi ứng tuyển vào vị trí System Engineer.
Kỹ năng chuyên môn cơ bản
Một số System Engineer lại quan niệm không cần kiến thức chuyên sâu hay phải cập nhật kiến thức mới. Trong khi thực tế, công nghệ thay đổi cực kỳ nhanh, những kiến thức trên ghế nhà trường đã giúp bạn có được vị trí System Engineer thì gần như đã thay đổi rất nhiều.
Hơn nữa khi đã ở vai trò chuyên viên quản lý IT của một doanh nghiệp, bạn phải giải quyết các vấn đề phát sinh, đưa ra các giải pháp thay thế. Điều đó đòi hỏi bạn phải nắm thật rõ và thật chắc về công nghệ kỹ thuật, biết nhiều ngóc ngách từ nguồn kiến thức khác nhau.
Do đó, kiến thức chuyên môn cơ bản hay nền tảng thôi là chưa đủ. Bạn cần phải tự học, tự cập nhật kiến thức mới liên tục, tự kiểm chứng để rút ra kết luận và áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.
Làm việc theo giờ hành chính
Khi tìm hiểu về System Engineer là gì, nhiều người sẽ thắc mắc công việc này có thường xuyên làm ngoài giờ hay chỉ theo giờ hành chính? Thực tế đây là công việc áp lực rất cao chứ không phải “việc nhẹ lương cao” như nhiều người lầm tưởng.
Áp lực khi xảy ra sự cố đòi hỏi bạn phải thực sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất. Nếu như bạn nóng vội, rất có thể sai lầm sẽ đến. Sai lầm này không chỉ ảnh hưởng tới bạn mà quan trọng nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống công ty. Hơn nữa việc nửa đêm xảy ra sự cố buộc bạn phải dậy và kiểm tra hệ thống là điều bình thường. Thậm chí khi bạn đang đi du lịch, đi chơi nhưng khi có vấn đề, bạn vẫn phải dừng lại và làm việc. Bởi vậy, đừng nghĩ rằng công việc của một System Engineer chỉ phải làm trong giờ hành chính.
Không cần kỹ năng mềm
Thực tế, System Engineer là vị trí đòi hỏi chất xám với chuyên môn cao nhưng cũng đòi hỏi kỹ năng mềm, thậm chí có thời điểm nó còn được đánh giá cao hơn cả những bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn.
Bạn cần tới kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra giải pháp tối ưu. Bạn cũng cần tới kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thấu hiểu khách hàng nhất là khi làm việc với đối tác nước ngoài. Bạn cũng rất cần tới kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hay quản lý thời gian để luôn cân bằng công việc và cuộc sống, luôn giữ được đam mê và sự sáng tạo trong nghề nghiệp.
Thiếu định hướng phát triển
Công việc System Engineer mở ra cơ hội cho bạn tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật hiện đại hàng đầu thế giới. Bạn được làm việc trong doanh nghiệp, tập đoàn lớn cùng đối tác nước ngoài. Vì thế nó mang tới cho bạn khá nhiều cơ hội tốt.
Nhưng đôi khi vì có công việc tốt so với mặt bằng chung nên bạn lại chủ quan và tự hài lòng. Điều này dẫn tới việc bạn thiếu động lực phấn đấu, không có định hướng tương lai. Do đó, khi cơ hội tới thì nhiều bạn chưa sẵn sàng hoặc không dám nắm bắt.
Để sự nghiệp phát triển, bạn nên có lộ trình, định hướng tương lai cụ thể. Bạn cũng nên nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, trau dồi kiến thức để sẵn sàng đón nhận cơ hội mới. Thậm chí sau khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp để phát triển sự nghiệp riêng.
Nói đến System Engineer là gì, nhiều người gọi vui đó công việc “gác cổng” cho doanh nghiệp. Nhưng cũng giống như các ngành liên quan tới công nghệ thông tin, muốn thành công và đạt thành tựu cao, System Engineer cần phải thích ứng và học tập không ngừng đồng thời nên tránh một số sai lầm trên đây.
Nguyễn Lý
Ý kiến ()