Những hiệu sách lâu đời ở Baghdad
Ở phía Đông của sông Tigris tại trung tâm thủ đô Baghdad (Iraq), nhiều hiệu sách mở cửa mỗi sáng. Trong đó, có một số hiệu sách đã tồn tại hàng thập kỷ bất chấp chiến tranh, xung đột giữa các phe phái và tình trạng mất an ninh.
Ở phía Đông của sông Tigris tại trung tâm thủ đô Baghdad (Iraq), nhiều hiệu sách mở cửa mỗi sáng. Trong đó có một số hiệu sách đã tồn tại hàng thập kỷ, bất chấp chiến tranh, xung đột giữa các phe phái và tình trạng mất an ninh.
Theo Tân Hoa xã, al-Assriyah là một trong những hiệu sách lâu đời nhất trên phố al-Mutanabbi. Hiệu sách này được thành lập vào năm 1914. Chủ hiệu sách Ayad al-Qamousi, 60 tuổi, nói rằng người sáng lập hiệu sách là nhà thơ Mahmoud Helmi.
Chủ hiệu sách al-Assriyah giới thiệu những cuốn sách cũ. Ảnh: Tân Hoa xã |
“Bố tôi đã mua lại hiệu sách từ người sáng lập vào năm 1964 sau khi người đàn ông này đã quá già”, ông al-Qamousi nói. Hiệu sách al-Assriyah có nhiều sách cũ, trong đó một số sách có từ thế kỷ 19. Ngoài ra, hiệu sách còn có nhiều sách quý hiếm.
Trong khi đó, xưởng đóng sách Al-Assri được thành lập vào năm 1920, là một doanh nghiệp lâu đời khác trong chợ sách trên phố al-Mutanabbi. Xưởng này cũng bán sách. Ông Abboud Mohammed al-Falluji, 80 tuổi, thừa kế công việc kinh doanh từ cha mình và đã quyết định giao lại xưởng đóng sách cho các con trai và cháu trai của ông. Khi đi qua khu chợ al-Saray gần đó, mọi người thường dừng lại ở một hiệu sách nhỏ chứa đầy ký ức và lịch sử về Baghdad.
Ông Akram al-Filfily, hơn 60 tuổi, chủ hiệu sách al-Filfily, lắng nghe các khách hàng hỏi ông về những cuốn sách cổ nhất và tài liệu tham khảo lịch sử quý hiếm. Hiệu sách al-Filfily được thành lập vào năm 1930 và là hiệu sách duy nhất còn tồn tại ở chợ al-Saray kể từ khi thành lập.
Những cuộc xung đột giữa các phe phái và bạo lực kéo dài tại Iraq đã tác động đáng kể đến thị trường sách ở nước này. Vào ngày 5-3-2007, chợ sách ở phố al-Mutanabbi đã bị một kẻ đánh bom tự sát tấn công, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng cùng hơn 50 người khác bị thương và nhiều hiệu sách bị đốt cháy. Vụ việc đã khiến một số chủ hiệu sách bỏ nghề, một số chuyển sang kinh doanh văn phòng phẩm sau khi tài sản của họ bị hư hại.
Các hiệu sách lâu đời là nơi cung cấp những cuốn sách và tài liệu lịch sử có giá trị cho tầng lớp trí thức, nhà văn và nhà tư tưởng ở Iraq. Ông Jamal al-Bazzaz, một giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Baghdad cho biết, nhiều gia đình ở nước này thích có thư viện riêng trong nhà vì bộ sưu tập sách phản ánh trình độ văn hóa của gia đình.
Ông Abboud Mohammed al-Falluji, 80 tuổi, thừa kế công việc kinh doanh từ cha mình và đã quyết định giao lại xưởng đóng sách cho các con trai và cháu trai của ông. Khi đi qua khu chợ al-Saray gần đó, mọi người thường dừng lại ở một hiệu sách nhỏ chứa đầy những ký ức và lịch sử về Baghdad.
Ông Akram al-Filfily, ngoài 60 tuổi, chủ hiệu sách al-Filfily lắng nghe các khách hàng hỏi ông về những cuốn sách cổ nhất và tài liệu tham khảo lịch sử quý hiếm. Hiệu sách al-Filfily được thành lập vào năm 1930 và là hiệu sách duy nhất còn tồn tại ở chợ al-Saray kể từ khi thành lập.
Những cuộc xung đột giữa các phe phái và bạo lực kéo dài tại Iraq đã tác động đáng kể đến thị trường sách tại nước này. Vào ngày 5-3-2007, chợ sách ở phố al-Mutanabbi đã bị một kẻ đánh bom tự sát tấn công, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng cùng hơn 50 người khác bị thương và nhiều hiệu sách bị đốt cháy. Vụ việc đã khiến một số chủ hiệu sách bỏ nghề và một số chuyển sang kinh doanh văn phòng phẩm sau khi tài sản của họ bị hư hại.
Các hiệu sách lâu đời là nơi cung cấp những cuốn sách và tài liệu lịch sử có giá trị cho tầng lớp trí thức, nhà văn và nhà tư tưởng ở Iraq. Ông Jamal al-Bazzaz, một giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Baghdad cho biết, nhiều gia đình ở nước này thích có thư viện riêng trong nhà vì bộ sưu tập sách phản ánh trình độ văn hóa của gia đình.
Nguồn:https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/nhung-hieu-sach-lau-doi-o-baghdad-727200
Ý kiến ()