Những dự án đường sắt của GCC
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm sáu nước A-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Ba-ren, Ô-man, Cô-oét và Y-ê-men, chi hơn 100 tỷ USD để phát triển những dự án đường sắt ở các nước thuộc GCC nhằm giải quyết mạng lưới giao thông công cộng yếu kém và dân số đang tăng ở khu vực này. Tham vọng của sáu nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt là tạo nên một hình mẫu tương tự hệ thống đường sắt cao tốc của châu Âu, với những kế hoạch mở rộng dự tính mạng lưới đường sắt dài 1.940 km tới Y-ê-men ở miền nam bán đảo A-rập và nối liền các nước này vào năm 2017.A-rập Xê-út, chi khoảng 25 tỷ USD cho mạng lưới đường sắt của nước này, tạo thêm 3.900 km đường sắt với ba dự án lớn. Một dự án có tên gọi là 'Cầu đường bộ Xê-út' gồm: tuyến dài 950 km nối giữa Thủ đô Ri-i-át với cảng Giê-đát trên Biển Đỏ, tuyến dài 115 km nối thành phố công nghiệp Giu-ba-in và trung tâm dầu mỏ Dam-man nằm ở bờ biển vùng Vịnh. Dự án...
A-rập Xê-út, chi khoảng 25 tỷ USD cho mạng lưới đường sắt của nước này, tạo thêm 3.900 km đường sắt với ba dự án lớn. Một dự án có tên gọi là 'Cầu đường bộ Xê-út' gồm: tuyến dài 950 km nối giữa Thủ đô Ri-i-át với cảng Giê-đát trên Biển Đỏ, tuyến dài 115 km nối thành phố công nghiệp Giu-ba-in và trung tâm dầu mỏ Dam-man nằm ở bờ biển vùng Vịnh. Dự án thứ hai là 'Tuyến đường sắt Bắc Nam' nối Thủ đô Ri-i-át qua Qua-xim, Ha-in, An Giâu-phơ đến An Ha-đi-tha với các mỏ bô-xít và phốt-phát. Tuyến đường sắt này sẽ chủ yếu dùng để chuyên chở khoáng sản. Việc chuyên chở hàng hóa và hành khách cũng nằm trong kế hoạch. Tuyến thứ ba là 'Tuyến đường sắt Ha-ra-ma-in' cao tốc nối giữa các thành phố Hồi giáo Mê-ca và Mê-đi-na với thành phố Giê-đát trên Biển Đỏ, điểm vào chính của hàng triệu người hành hương, nhằm giảm tắc nghẽn trên những con đường bộ. Tập đoàn giao thông vận tải Đức Deutsch Bahn, Công ty Astaldi của I-ta-li-a và Công ty WS Atkins của Anh nằm trong sáu công ty xây dựng bốn ga tàu hỏa trên tuyến đường sắt dài 450 km.
UAE, Liên đoàn đường sắt UAE có kế hoạch chi 11 tỷ cho ngành đường sắt và thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 1.500 km dự tính hoàn thành vào năm 2017. Dự án này sẽ thực hiện trong nhiều năm và tuyến đường sắt 1.500 km sẽ nối với A-rập Xê-út qua thành phố Khuây-phát ở phía tây và Ô-man qua thành phố An A-in ở phía đông. Mạng lưới đường sắt sẽ nối liền trung tâm dầu mỏ và hơi đốt Rát La-phan ở miền bắc với cơ sở lọc dầu Mê-xai-ít ở miền nam đồng thời nối với đường cao tốc giữa sân bay quốc tế Đô ha và trung tâm thành phố. Quá trình xây dựng sẽ kéo dài đến năm 2026 bao gồm cả tàu hỏa chở khách và một đường tàu điện ngầm.
Ca-ta, một tuyến đường bộ đắp cao dài 40 km nối giữa nước xuất khẩu dầu mỏ Ca-ta với Ba-ren đã được hoạch định giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng cơ sở giữa các nước thành viên GCC. Đây là một trong những tuyến đường bộ đắp cao dài nhất thế giới.
Ba-ren, năm 2009 nước này đã nghiên cứu một dự án đường sắt trị giá tám tỷ USD dài 184 km gồm đường xe lửa một ray, tàu điện và các hệ thống giao thông khác. Kế hoạch đầu tư này là một phần trong kế hoạch nối giữa Ba-ren và Ca-ta bằng một chiếc cầu, một dự án đã phải ngừng lại do những căng thẳng chính trị giữa hai nước láng giềng.
Ô-man, dự án tuyến đường sắt dài 500 km của nước không phải là thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này sẽ nối các cảng, sân bay và khu vực tự do thương mại và dự tính tạo ra doanh thu khoảng 250 triệu USD trong năm đầu hoạt động. Dự án này được chia làm ba giai đoạn và sẽ hoàn thành vào năm 2017. Tuyến đường sắt này gồm dịch vụ chở hành khách và dịch vụ chở hàng nối với hệ thống đường sắt của các nước thuộc GCC. Ô-man cũng đang xem xét khả năng mở rộng tuyến đường sắt này tới Thủ đô Ma-xcát qua một hệ thống tàu điện ngầm. Các công ty vận tải và đường sắt như Bechtel, SNCF, Đường sắt Trung Quốc và Hyundai đang quan tâm dự án này.
Cô-oét, năm 2008 nước này có kế hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt trị giá 11 tỷ USD bao gồm một hệ thống tàu điện ngầm ở Thủ đô An Cô-oét. Một tuyến đường sắt dài 245 km, chạy từ biên giới phía bắc với I-rắc tới miền nam A-rập Xê-út, sẽ nối với sân bay và cảng biển. Tại thành phố Cô-oét- nơi những tuyến đường bốn làn đường – giao thông thường bị tắc nghẽn trong giờ cao điểm, kế hoạch xây dựng một đường tàu điện ngầm dài 171 km trị giá 1,3 tỷ USD đang được triển khai. Việc xây dựng các dự án nói trên bắt đầu từ năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Y-ê-men, năm 2010 Y-ê-men cho biết sẽ triển khai một dự án đường sắt trị giá 3,5 tỷ USD trong kế hoạch nâng cấp hạ tầng cơ sở ở nước bị chiến tranh tàn phá này. Mạng lưới vận chuyển hàng hóa và hành khách dài 2.500 km sẽ chạy từ biên giới với A-rập Xê-út dọc bờ biển Y-ê-men qua cảng A-đen đến Ô-man, nơi nó gắn với mạng lưới nối với sáu nước GCC. Chính phủ Y-ê-men cho biết, việc đấu thầu tuyến đường sắt chính dài 2.000 km đã bắt đầu tháng 7-2010 và Y-ê-men đã đàm phán với nhiều công ty đường sắt để xây dựng tuyến đường sắt này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()