Những đối tượng nào được hưởng quyền trợ giúp pháp lý miễn phí?
Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người dân trong tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử và trong tranh tụng khi người dân không có đủ khả năng tài chính để thuê luật sư, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách trợ giúp pháp lý để cung cấp miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm tất cả người dân đều bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng pháp luật.
Điều 2, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.”
Người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng quyền trợ giúp pháp lý miễn phí. Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Điều 7, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Điều 2, Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại Khoản 7 Điều 7, Luật Trợ giúp pháp lý 2017, đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí từ ngày 1-1-2018, bao gồm:
1. Người thuộc hộ nghèo.
2. Trẻ em.
3. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
5. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
6. Người có công với cách mạng.
7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội.
Trong đó, người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9-12-2020 bao gồm:
1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945;
2) Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
3) Liệt sĩ;
4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
(7) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
8) Bệnh binh;
9) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
10) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
11) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
12) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Nguồn:https://www.qdnd.vn/xa-hoi/chinh-sach/nhung-doi-tuong-nao-duoc-huong-quyen-tro-giup-phap-ly-mien-phi-750384
Ý kiến ()