Những điều thú vị về mưa
Hạt mưa trở nên phẳng bẹt giống chiếc bánh hamburger khi va chạm với các hạt mưa khác trên đường đến mặt đất. Ảnh: Mylyan-Monastyrska/Shutterstock |
Mây hình thành khi một khối không khí nóng gặp khối không khí lạnh. Thông thường, khối không khí nóng sẽ bị đẩy lên cao hơn khối không khí lạnh. Khi đó, hiện tượng ngưng tụ hơi nước bắt đầu xảy ra, tạo thành những giọt nước mưa.
Trước khi những giọt nước mưa rơi xuống bề mặt Trái Đất, dòng khí nóng vận động đi lên tiếp tục đẩy chúng lên cao. Quá trình này lặp lại nhiều lần trong suốt trận giông bão, khiến giọt nước mưa lớn dần (thậm chí tạo thành hạt băng đá nếu xảy ra mưa đá). Cuối cùng giọt nước mưa rơi xuống đất khi tỷ trọng của nó lớn hơn so với đám mây nơi nó hình thành, hoặc do dòng khí nóng vận động đi lên tan rã.
Kích thước và lực hấp dẫn của sao Kim tương tự như Trái Đất. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa hai hành tinh này chỉ dừng lại ở đây. Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời với nhiệt độ trung bình khoảng 500°C. Bao bọc xung quanh sao Kim là những đám mây thủy ngân, ferric chloride hydrocarbon và axit sulfuric, tạo ra mưa xit có tính ăn mòn cao nhất trong hệ Mặt Trời.
Chúng ta có thể dự đoán tương đối lượng mưa mà không cần nhìn vào các ứng dụng thời tiết trên điện thoại di động. Hai loại mây gây mưa phổ biến nhất là mây vũ tầng (Nimbostratus) và mây vũ tích (Cumulonimbus). Mây vũ tầng thường có màu đen, màu xám và ở độ cao thấp. Nếu nhìn thấy loại mây này thì một trận mưa kéo dài sắp xảy ra. Mây vũ tích là đám mây giông có hình dạng của một ngọn núi hoặc tháp, phần đáy sẫm màu. Đây là loại mây tạo ra mưa đá và lốc xoáy.
Sách, chương trình TV và kênh dự báo thời tiết thường minh họa hạt mưa có hình dạng của một giọt nước. Trên thực tế, giọt nước mưa có hình cầu khi chúng hình thành. Sau đó, chúng trở nên phẳng bẹt giống chiếc bánh hamburger khi va chạm với các hạt mưa khác trên đường rơi xuống mặt đất.
Ý kiến ()