Những điều nên làm với xe máy sau Tết
Chính với những đặc trưng như thế, nên thường dung lượng điện ắc quy sử dụng (khả năng tích điện) ngày càng lớn hơn. Hệ thống tự sạc điện trên xe máy ngày càng có công suất lớn hơn, do đó càng dễ hỏng hóc hơn nếu người sử dụng không bảo đảm điều kiện sử dụng thích hợp.
Việc “chế” thêm công tắc đèn pha cho các dòng xe tay ga cao cấp mà không gắn hệ thống cân bằng công suất là một ví dụ điển hình về tình trạng này. Để sử dụng ắc quy trên xe một cách tốt nhất, người tiêu dùng nên lưu ý một vài điểm sau:
Phải kiểm tra hệ thống điện:Nếu không thường xuyên kiểm tra hệ thống điện cũng có thể khiến ắc quy dễ hư hỏng, vì các thiết bị điện trên xe thường có tuổi thọ kém hơn bản thân ắc quy, đặc biệt là thiết bị sạc, nếu chúng bị hỏng, có thể ảnh hưởng ngay đến ắc quy.
Đừng dùng ắc quy đến cạn kiệt:Dùng ắc quy đến khi không còn sử dụng được mới thay, đây là một thói quen hoàn toàn không phù hợp. Vì có rất nhiều trường hợp cho thấy ắc quy sẽ hỏng trong lúc xe đang chạy, nên xe sẽ bất ngờ bị pan dọc đường, rất phiền phức.
Lưu ý khi gắn “đồ chơi” trên xe:Sở thích gắn thêm đồ chơi lên xe gắn máy cũng có thể khiến hệ thống điện gặp sự cố. Là vì, khi gắn thêm, không chú ý tới công suất khả dụng của hệ thống, trong rất nhiều trường hợp, ắc quy rất mau hết điện, xe bị chết máy do chập điện… Thậm chí, xe để lâu không sử dụng cũng khiến ắc quy hết điện do hiện tượng tự phóng điện.
Ngoài ra, để ắc quy trên xe hoạt động tối ưu, bạn nên tuân theo một số quy tắc sau: Kiểm tra định kỳ hệ thống điện xe, bảo dưỡng ắc quy (2 tháng với ắc quy nước, 6 tháng với ắc quy khô); cẩn thận khi gắn thêm “đồ chơi”, chế công tắc…; sạc lại ắc quy nếu xe để lâu không sử dụng. Điều quan trọng nhất là bạn nên thay mới ắc quy sau một thời gian nhất định – dù nó chưa hỏng. Thông thường là 2 năm cho ắc quy nước, 3 năm cho ắc quy khô.
Ý kiến ()