LSO-Năm 2010, huyện Lộc Bình được tỉnh giao gần 2000 tấn xi măng làm đường giao thông nông thôn, trên cơ sở kế hoạch đăng ký của các xã, huyện đã tiến hành phân bổ theo kế hoạch. Trong những năm gần đây, thị trấn Lộc Bình và xã Tú Đoạn là những điểm sáng trong phong trào làm đường bê tông nông thôn của huyện Lộc Bình. Chỉ tính giai đoạn 2006-2010, thị trấn Lộc Bình đã tổ chức vận động hướng dẫn bà con các khu dân cư bê tông được 6,1 km đường và xã Tú Đoạn đã bê tông được gần 10 km đường tại các thôn bản. Riêng trong năm 2010, xã Tú Đoạn được huyện giao trên 500 tấn xi măng và thị trấn Lộc Bình 300 tấn xi măng để làm đường giao thông nông thôn Vào những ngày đầu tháng 12/2010 tại thôn Poọng Cáu (xã Tú Đoạn) bà con nông dân nơi đây đang hăng say tổ chức vận chuyển cát sỏi để đổ bê tông con đường chục chính chạy từ trung tâm thôn Poọng Cáu sang thôn Bản Quyến. Ông Chu Xuân Quyền, Bí thư chi bộ, Trưởng ban...
LSO-Năm 2010, huyện Lộc Bình được tỉnh giao gần 2000 tấn xi măng làm đường giao thông nông thôn, trên cơ sở kế hoạch đăng ký của các xã, huyện đã tiến hành phân bổ theo kế hoạch. Trong những năm gần đây, thị trấn Lộc Bình và xã Tú Đoạn là những điểm sáng trong phong trào làm đường bê tông nông thôn của huyện Lộc Bình.
Chỉ tính giai đoạn 2006-2010, thị trấn Lộc Bình đã tổ chức vận động hướng dẫn bà con các khu dân cư bê tông được 6,1 km đường và xã Tú Đoạn đã bê tông được gần 10 km đường tại các thôn bản. Riêng trong năm 2010, xã Tú Đoạn được huyện giao trên 500 tấn xi măng và thị trấn Lộc Bình 300 tấn xi măng để làm đường giao thông nông thôn
Vào những ngày đầu tháng 12/2010 tại thôn Poọng Cáu (xã Tú Đoạn) bà con nông dân nơi đây đang hăng say tổ chức vận chuyển cát sỏi để đổ bê tông con đường chục chính chạy từ trung tâm thôn Poọng Cáu sang thôn Bản Quyến. Ông Chu Xuân Quyền, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Poọng Cáu cho biết: phong trào làm đường của thôn bắt đầu phát triển vào khoảng 2 năm gần đây, khi chúng tôi đi học hỏi về phong trào làm đường giao thông tại các thôn có phong trào phát triển và cách làm hay trong xã, từ đó tổ chức tuyên truyền vận động để bà con ủng hộ chương trình làm đường giao thông do Ban công tác mặt trận thôn phát động. Được bà con ủng hộ, 2 năm trở lại đây năm nào thôn cũng đăng ký xi măng với xã để bê tông hóa đường thôn bản. Chỉ tính riêng năm 2010, thôn đã huy động sự đóng góp của bà con được 200 xe cát sỏi (xe công nông) do bà con tự khai thác trên lòng sông Kỳ Cùng và làm được 500 m đường chục chính vào thôn, mặt đường rộng gần 3 m.
Theo số liệu của UBND xã Tú Đoạn cung cấp, với trên 500 tấn xi măng do huyện cung cấp trong năm 2010, xã đã tổ chức làm được gần 2km đường bê tông có mặt đường rộng từ 1,5 đến 2,5 mét.
tled-1.jpg” alt=””> |
Nhân dân khu Pò Mục (thị trấn Lộc Bình) làm đường giao thông nông thôn |
Nếu như xã Tú Đoạn có thuận lợi là bà con tự khai thác được vật liệu sẵn có trên sông Kỳ Cùng để làm đường giao thông thì thị trấn Lộc Bình lại có cách làm khác cũng khá hiệu quả. Ông La Văn Vượng, Trưởng Ban công tác mặt trận của khu dân cư Pò Mục cho biết, Pò Mục là khu dân cư khó khăn nhất của thị trấn Lộc Bình, nhưng phong trào làm đường bê tông và các công trình phúc lợi khác của khu những năm qua rất phát triển. Để thu hút được sức dân, lãnh đạo khu đã quán triệt tới các tổ chức đoàn thể là mọi việc làm cho dân phải được công khai, dân chủ và do chính bà con đóng góp và giám sát thực hiện. Trên nguyên tắc đó, năm 2009 khu Pò Mục đã huy động được 21 triệu đồng, 230 ngày công làm được 400 m đường bê tông trong khu. Đến năm 2010, khu Pò Mục tiếp tục vận động bà con đóng góp được 25 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa của khu với diện tích xây dựng 50 m2, trị giá công trình khoảng 50 triệu đồng đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành.
Qua công tác tổ chức triển khai vận động nhân dân phát triển phong trào làm đường giao thông trong những năm qua trên địa bàn thị trấn Lộc Bình, ông Hoàng Vĩnh Hưng, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết, để vận động được quần chúng nhân dân tại các khu phố tích cực tham gia phong trào phát triển làm đường giao thông nông thôn thì lãnh đạo các khu dân cư phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh đó, phải gắn phong trào làm đường giao thông với phát triển các phong trào khác của các tổ chức hội, đoàn thể tại cơ sở như, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Nông dân…Có như vậy mới tạo được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để nuôi dưỡng phát triển tốt các phong trào tại cơ sở.
Công Quân
Ý kiến ()