Những di sản thế giới của Cu-ba
Thủ đô La Ha-ba-na. Với diện tích 114.524 km2, gồm hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ nằm uốn lượn như dải lụa mềm mại trên biển Ca-ri-bê xinh đẹp, Cu-ba được mệnh danh là viên ngọc bích ở châu Mỹ la-tinh.Năm 1492, lần đầu đặt chân lên hòn đảo Cu-ba, nhà thám hiểm C. Cô-lông sững sờ trước vẻ đẹp của xứ sở này đã thốt lên "đây là mảnh đất đẹp nhất trên trần gian mà người đời nhìn thấy". Nhờ có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng và những di tích văn hóa lịch sử quý giá, Cu-ba trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài. Đảng và Chính phủ Cu-ba luôn quan tâm bảo tồn, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và các di tích văn hóa, lịch sử dân tộc.Cu-ba là một trong số ít nước ở châu Mỹ la-tinh và vùng Ca-ri-bê có nhiều địa danh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Đến nay hòn đảo xinh đẹp này đã có chín địa danh được công nhận là di sản thế giới, đứng hàng thứ tư trong...
Thủ đô La Ha-ba-na. |
Năm 1492, lần đầu đặt chân lên hòn đảo Cu-ba, nhà thám hiểm C. Cô-lông sững sờ trước vẻ đẹp của xứ sở này đã thốt lên “đây là mảnh đất đẹp nhất trên trần gian mà người đời nhìn thấy”. Nhờ có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng và những di tích văn hóa lịch sử quý giá, Cu-ba trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài. Đảng và Chính phủ Cu-ba luôn quan tâm bảo tồn, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và các di tích văn hóa, lịch sử dân tộc.
Cu-ba là một trong số ít nước ở châu Mỹ la-tinh và vùng Ca-ri-bê có nhiều địa danh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Đến nay hòn đảo xinh đẹp này đã có chín địa danh được công nhận là di sản thế giới, đứng hàng thứ tư trong khu vực chỉ sau Mê-hi-cô, Bra-xin và Pê-ru. Đó là các di sản: La Ha-ba-na cổ và các công sự; Thung lũng Vi-na-lê; Công sự Tri-ni-đát và thung lũng Lo-xơ In-ge-ni-o-sơ; Những điền trang cà-phê đầu tiên ở đông-nam Cu-ba; Công viên quốc gia Hum-bon; Công viên quốc gia Đe-xem-ba-rơ-co đen Gran-ma; Pháo đài Xan Pe-đro đơ la Rô-ca ở Xan-ti-a-gô đơ Cu-ba; Trung tâm lịch sử Xiên-phu-e-gốt và Trung tâm lịch sử Ca-ma-gu-ây. Ngoài ra, Cu-ba còn có một số di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như Điệu ca múa La Ca-ri-đát ở Xan-ti-a-gô đơ Cu-ba; Điệu múa văn hóa truyền thống La Tum-ba Phơ-ran-xe…
La Ha-ba-na cổ và các công sự là địa danh đầu tiên của Cu-ba được công nhận là di sản thế giới vào năm 1982, được người Tây Ban Nha xây dựng vào đầu thế kỷ 16 và trở thành trung tâm đóng tàu thủy đầu tiên trên biển Ca-ri-bê. Đây là quần thể kiến trúc với nhiều công trình xây dựng mang đậm phong cách Tây Ban Nha như pháo đài cổ, nhà thờ lớn, nhà hát lớn, quảng trường, đường phố, khách sạn và các dinh thự của chính quyền thực dân có từ nhiều thế kỷ, được gìn giữ và bảo tồn tốt. Du khách đến thăm La Ha-ba-na thường khó bỏ qua Pháo đài cổ Mô-rô, nằm nhô ra biển, một công trình quân sự cổ nhất của thành phố này vẫn còn nguyên vẹn và giữ truyền thống đến chín giờ tối làm lễ bắn đại bác theo kiểu cổ xưa nhằm báo hiệu cho tàu bè và đóng cửa thành phố. Thủ đô La Ha-ba-na ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các công trình kiến trúc cổ nghệ thuật Ba-rốc-cơ, tân cổ điển và kiến trúc hiện đại, tạo thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Di sản thế giới thứ chín của Cu-ba được UNESCO công nhận năm 2008 là Trung tâm lịch sử Ca-ma-gu-ây. Đây là thành phố cổ khoảng 500 tuổi, có nhiều công trình kiến trúc được bảo quản, gìn giữ rất tốt. Ca-ma-gu-ây là một trong bảy ngôi làng đầu tiên do người Tây Ban Nha xây dựng ở Cu-ba năm 1528 theo kiến trúc truyền thống châu Âu. Ngày nay, nó trở thành thành phố lớn thứ ba của Cu-ba, giữ vai trò trung tâm đô thị của vùng chăn nuôi gia súc và công nghiệp đường. Thành phố có nhiều bảo tàng, tượng đài và những công trình xây dựng đa dạng: các quảng trường nhỏ, đường phố uốn lượn, ngoằn ngoèo, ngõ hẻm chật chội. Kiến trúc Ca-ma-gu-ây là sự hiện diện đặc sắc cho sự tương tác giữa con người, văn hóa với thiên nhiên, phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa quan trọng của nhân loại. Một biểu tượng tiêu biểu của Ca-ma-gu-ây là những chum đựng nước mưa. Đi dạo trong thành phố, du khách có thể nhìn thấy những chiếc chum đựng nước mưa ở khắp mọi nơi, vừa được dùng trang trí như tượng đài vừa có thể sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Có những chiếc chum nhỏ như bàn tay, lại có những chiếc lớn mà hai người đứng vào được. Theo truyền thuyết của địa phương, nếu người đàn ông uống nước trong chum của người thiếu nữ thì anh ta sẽ yêu và không bao giờ rời bỏ người thiếu nữ này.
Các di sản thế giới của Cu-ba không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử lớn mà còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế Cu-ba nói chung.
Theo Nhandan
Ý kiến ()