Cán bộ Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao nghiên cứu cải tiến hệ thống dây chuyền máy trộn phân bón. Trong bao khó khăn, các cán bộ, đảng viên của Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao vẫn gắn bó với doanh nghiệp, gương mẫu đi đầu trong nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, ổn định kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động.Đến Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao, chúng tôi được Bí thư Đoàn thanh niên Công ty Nguyễn Văn An dẫn đi thăm công trình xử lý nước thải mới được cải tiến của Xí nghiệp a-xít trực thuộc công ty. Nhiều năm qua, hệ thống nước thải của Xí nghiệp a-xít hoạt động theo cơ chế là tất cả nước thải từ các bộ phận nồi hơi, dây chuyền sản xuất a-xít, nước sinh hoạt được dẫn chung vào một đường ống, sau đó đi qua các tấm nhiệt làm lạnh, các loại bể lọc hóa chất rồi chuyển về hồ tuần hoàn của công ty. Đây là dây chuyền đang được ứng dụng ở nhiều nhà máy hóa chất hiện...
Cán bộ Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao nghiên cứu cải tiến hệ thống dây chuyền máy trộn phân bón. |
Trong bao khó khăn, các cán bộ, đảng viên của Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao vẫn gắn bó với doanh nghiệp, gương mẫu đi đầu trong nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, ổn định kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động.
Đến Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao, chúng tôi được Bí thư Đoàn thanh niên Công ty Nguyễn Văn An dẫn đi thăm công trình xử lý nước thải mới được cải tiến của Xí nghiệp a-xít trực thuộc công ty. Nhiều năm qua, hệ thống nước thải của Xí nghiệp a-xít hoạt động theo cơ chế là tất cả nước thải từ các bộ phận nồi hơi, dây chuyền sản xuất a-xít, nước sinh hoạt được dẫn chung vào một đường ống, sau đó đi qua các tấm nhiệt làm lạnh, các loại bể lọc hóa chất rồi chuyển về hồ tuần hoàn của công ty. Đây là dây chuyền đang được ứng dụng ở nhiều nhà máy hóa chất hiện nay. Tuy nhiên, để vận hành hệ thống này chi phí rất tốn kém, phải sử dụng lượng lớn sữa vôi (CaOH2) và nước để trung hòa a-xít; phải thường xuyên thau các bể chứa, cạo rửa tấm trao đổi nhiệt. Công nhân làm việc tiếp xúc với hơi nóng, hơi vôi và hơi a-xít khi hòa vôi.
Công trình cải tiến hệ thống xử lý nước thải tại Xí nghiệp a-xít ra đời sau khi Đảng ủy Công ty phát động phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật (tháng 5-2011). Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao Hoàng Viết Dũng cho biết, là doanh nghiệp hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực sản xuất hóa chất và phân bón nhưng công ty không nằm ngoài tác động của suy giảm kinh tế. Việc thay dây chuyền sản xuất hiện đại là rất cần thiết nhưng không thể trong ngày một, ngày hai. Sau nhiều lần bàn bạc, Đảng ủy Công ty quyết định thực hiện triệt để biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, trong đó phong trào cải tiến kỹ thuật để tiết kiệm chi phí sản xuất được xem là mũi nhọn. Để thực hiện hiệu quả, Đảng ủy đã gắn phong trào thi đua với triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các chi bộ và đảng viên xây dựng chương trình hành động đều đăng ký cụ thể số lượng, thời gian tham gia các đề tài khoa học. Công ty cũng cải tiến chế độ khen thưởng theo hướng động viên cao nhất cho sáng kiến, cải tiến đóng góp hiệu quả. Từ đó, phong trào được cán bộ, công nhân hưởng ứng rất nhiệt tình, nhất là đội ngũ đảng viên trẻ.
Đảng viên Trần Đại Nghĩa, sinh năm 1978; thạc sĩ công nghệ hóa học, phụ trách kỹ thuật tại Xí nghiệp a-xít, Chủ nhiệm công trình cải tiến hệ thống nước thải tâm sự: Giải pháp mới là tách phần nước thải chứa a-xít đi riêng, như thế vừa tận thu a-xít H2SO4 loãng mà các loại nước thải khác không cần xử lý vẫn đủ tiêu chuẩn đưa về hồ tuần hoàn của công ty. Chi phí cho việc sửa đổi không tốn kém nhưng công ty giảm bớt mỗi tháng 24 nghìn m3 nước sạch, 40 tấn sữa vôi dùng trung hòa a-xít và thau rửa; đồng thời thu hồi 150 kg H2SO4 mỗi ngày đưa về tái sản xuất. Đây là công trình không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn có tác dụng giảm công sức và tạo môi trường sạch cho người lao động, đạt mục tiêu không có nước thải ra môi trường. Công trình đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Cúp tuổi trẻ sáng tạo vì môi trường năm 2011.
Trò chuyện với cán bộ, công nhân công ty, chúng tôi được biết, nhiều chị em cũng hăng say tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, điển hình là đảng viên Lê Thị Thúy Nga, Phòng Kỹ thuật công nghệ của công ty. Xí nghiệp phân bón và hóa chất Hải Dương trực thuộc công ty mới được đầu tư hệ thống xử lý khí thải bằng thiết bị lọc bụi túi kiểu xung. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, các thiết bị thường xảy ra sự cố. Đồng chí Nga đã miệt mài, bám trụ nhiều ngày tại xí nghiệp, tìm giải pháp khắc phục, bằng cách lắp băng tải chở bột thay thế vít tải xoắn, thay đổi vị trí bột được đổ ra, thu hồi bột trước khi đưa vào thùng trộn. Sáng kiến đã khắc phục được sự cố trước đây. Công nhân vận hành lại không phải làm thủ công, bảo đảm vệ sinh công nghiệp. Mới đây, đồng chí cùng các đồng nghiệp hoàn thành đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phèn nhôm sun – phát có hàm lượng Al2O3 cao hơn trước. Công trình đã giúp công ty mở rộng sản xuất trên các dây chuyền sẵn có, không phải đầu tư dây chuyền sản xuất mới.
Sự gương mẫu đi đầu của các đảng viên ở Công ty Supe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn doanh nghiệp. Tính từ giữa năm 2011 đến nay, Công ty có hơn 200 sáng kiến, đề tài nghiên cứu được đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Nhờ đó, chất lượng các loại sản phẩm của công ty được nâng cao, giá thành nhiều loại sản phẩm, nhất là phân bón phục vụ bà con nông dân giảm đáng kể. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đơn vị hoàn thành tốt. Thu nhập của người lao động ổn định từ năm đến bảy triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, phong trào cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất đang được Đảng bộ Công ty lựa chọn là một trong những giải pháp mũi nhọn nhằm tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn suy giảm kinh tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()