Những cuốn hồi ký về cách mạng Cu-ba của đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô
Đồng chí Phi-đen (bên trái) cùng đồng đội tại căn cứ của quân du kích Cu-ba năm 1958. Lãnh tụ Cách mạng Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô Ru-dơ có tài hùng biện với những buổi diễn thuyết dài về nhiều đề tài khác nhau và rất cuốn hút người nghe. Nhiều buổi diễn thuyết kéo dài bảy và tám giờ liền không nghỉ. Nghỉ ngơi khi tuổi đã cao, giờ đây đồng chí Phi-đen có thời gian ngồi viết lại những ký ức về Cách mạng Cu-ba.Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô trong hai năm qua, đã cho ra mắt bạn đọc ở Thủ đô La Ha-ba-na cuốn hồi ký về cuộc chiến đấu anh dũng của đội quân du kích do Phi-đen lãnh đạo. Cuốn hồi ký đầu tiên đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Đức. Hồi ký nhắc đến "Thắng lợi chiến lược" đầu tiên trong các cuộc chiến đấu của lực lượng du kích Ca-xtơ-rô chống lại quân đội của nhà cầm quyền độc tài Ba-ti-xta từ ngày 25-5 đến 6-8-1958 tại Xi-ê-ra Ma-e-xtơ-ra ở miền đông-nam Cu-ba. Cuốn hồi ký "Thắng lợi chiến lược" mô tả một giai đoạn ngắn, nhưng mang tính quyết định...
Đồng chí Phi-đen (bên trái) cùng đồng đội tại căn cứ của quân du kích Cu-ba năm 1958. |
Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô trong hai năm qua, đã cho ra mắt bạn đọc ở Thủ đô La Ha-ba-na cuốn hồi ký về cuộc chiến đấu anh dũng của đội quân du kích do Phi-đen lãnh đạo. Cuốn hồi ký đầu tiên đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Đức. Hồi ký nhắc đến “Thắng lợi chiến lược” đầu tiên trong các cuộc chiến đấu của lực lượng du kích Ca-xtơ-rô chống lại quân đội của nhà cầm quyền độc tài Ba-ti-xta từ ngày 25-5 đến 6-8-1958 tại Xi-ê-ra Ma-e-xtơ-ra ở miền đông-nam Cu-ba. Cuốn hồi ký “Thắng lợi chiến lược” mô tả một giai đoạn ngắn, nhưng mang tính quyết định của cách mạng Cu-ba. Khi đó, Ba-ti-xta đã tìm cách mở một cuộc tổng tiến công nhằm dồn quân du kích của Phi-đen vào sâu trong vùng núi Ga-ra-út. Hàng chục nghìn binh sĩ của Ba-ti-xta với trang bị hiện đại tiến công đội quân của Ca-xtơ-rô lúc đó chỉ có 300 người, nhưng kết thúc cuộc chiến, lực lượng du kích của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã giành chiến thắng.
Vào cuối năm 1956, Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng 81 đồng đội trên con tàu Granma đã đổ bộ vào Cu-ba, tiến hành cuộc chiến đấu lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta. Phần lớn các chiến sĩ trên tàu đã hy sinh trong trận mưa bom của những ngày đầu tiên, số ít còn sống sót rút vào cố thủ tại vùng núi Xi-ê-ra Ma-e-xtơ-ra. Dần dần thu hút nhiều người gia nhập đội quân du kích, thu cướp được nhiều vũ khí địch, sức mạnh của lực lượng cách mạng ngày một tăng cường. Trong những tháng đầu năm 1958, khi cuộc chiến tranh du kích được củng cố và thay đổi về chất thì không khí nổi dậy đã lan rộng ra những vùng đất khác trên cả nước.
Sau thất bại mùa hè năm 1958, giờ tận số của chính quyền độc tài Ba-ti-xta, tay sai của đế quốc ở Cu-ba chỉ còn tính từng ngày. Trong các cuộc tiến công, quân du kích của Ca-xtơ-rô hầu như không vấp phải sự kháng cự nào của đối phương, bởi quân đội của chính quyền Ba-ti-xta đã mất hết nhuệ khí, hoang mang và các binh sĩ không còn muốn hy sinh tính mạng của họ cho một chế độ mục nát, đầy rẫy những tham nhũng. Trong đêm đón mừng năm mới 1959, kẻ độc tài Ba-ti-xta đã chạy trốn. Một tuần sau đó, Ca-xtơ-rô chỉ huy quân du kích tiến vào Thủ đô La Ha-ba-na, giành chính quyền và thành lập nước Cộng hòa Cu-ba cách mạng.
Đồng chí Phi-đen nay đã ở tuổi 85. Do lâm bệnh nặng, năm 2008 đồng chí đã trao lại quyền lãnh đạo Nhà nước Cu-ba cho người em trai, cũng là đồng đội từ ngày đầu kháng chiến: Đại tướng Ra-un Ca-xtơ-rô. Trong cuốn hồi ký thứ nhất, Phi-đen đã dành một chương gồm 18 trang nói về thời thơ ấu của mình, thời gian tới trường phổ thông và đại học; 400 trang về 74 ngày chiến đấu vào mùa hè năm 1958. Ngoài ra, với 270 trang phụ lục có rất nhiều ảnh, bản đồ, tư liệu cũng như những tranh minh họa và những mô tả cụ thể các loại vũ khí mà hai bên đã sử dụng như các-bin, súng trường, súng cối, ba-dô-ca, xe tăng và cả máy bay…
Ngay sau khi xuất bản cuốn “Chiến thắng chiến lược” năm 2010, Phi-đen Ca-xtơ-rô đã hoàn thành cuốn hồi ký thứ hai, với tiêu đề “Các cuộc tiến công chiến lược”, trong đó kể về những năm tháng tiếp theo của Cách mạng Cu-ba đến đầu năm 1959. Tháng 2-2012, đồng chí giới thiệu thêm hai cuốn hồi ký nữa, dài tổng cộng khoảng 1.000 trang.
Giới cách mạng và trí thức Mỹ la-tinh ngợi ca lãnh tụ Phi-đen và các cộng sự, đồng thời cho rằng, Cách mạng Cu-ba đến nay vẫn tỏa sáng và là nguồn cổ vũ tinh thần giải phóng, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Tây bán cầu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()