Những bài học từ Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel
Trung tâm chăm sóc khách hàng của Viettel Telecom. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, góp phần bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước; qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã làm rõ vai trò chủ đạo của Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.Đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nướcViễn thông và công nghệ thông tin là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, phải đi trước sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế ít nhất hai lần (so với tăng trưởng GDP), tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác; đưa thiết bị nghe nhìn phổ cập đến từng hộ gia đình. Đảng, Nhà nước đã có chiến lược đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về viễn thông, công nghệ thông tin nhằm phát triển dân trí, phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chủ trương đó, việc đưa hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin về vùng sâu, vùng xa,...
Trung tâm chăm sóc khách hàng của Viettel Telecom. |
Đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
Viễn thông và công nghệ thông tin là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, phải đi trước sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế ít nhất hai lần (so với tăng trưởng GDP), tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác; đưa thiết bị nghe nhìn phổ cập đến từng hộ gia đình. Đảng, Nhà nước đã có chiến lược đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về viễn thông, công nghệ thông tin nhằm phát triển dân trí, phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chủ trương đó, việc đưa hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thường khó làm và sẽ lỗ, cho nên các doanh nghiệp tư nhân cơ bản không làm được. Hiện nay chỉ hai doanh nghiệp nhà nước có thể làm được đó là Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đi đầu trong thực hiện chủ trương này là Viettel, với tốc độ tăng trưởng cơ bản gấp năm lần so với tốc độ tăng trưởng GDP, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin của Việt Nam từ khi có Viettel tham gia đến nay đã đạt mức cao nhất so với các nước đang phát triển và tiếp cận với các nước phát triển. Tỷ lệ cáp quang trên đầu người vào loại cao nhất trên thế giới với một triệu dân/2.000 km gấp 10 lần trung bình thế giới (một triệu dân/200 km), mật độ điện thoại đạt 120% trong khi trung bình thế giới là 80%; đưa in-tơ-nét phổ cập đến 29.559 trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trên toàn thế giới và khu vực phổ cập in-tơ-nét tới mọi người dân.
Vai trò dẫn dắt, kích thích thị trường
Trong tình hình thực tế tại nước ta, các thành phần kinh tế tư nhân còn rất nhỏ hẹp về quy mô, không đủ khả năng tích lũy để mở rộng quy mô, để làm cốt lõi, dẫn dắt, kích thích cho việc phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện đó, chỉ có kinh tế nhà nước mới đủ điều kiện trở thành lực lượng cốt lõi, tạo chỗ dựa vững chắc dẫn dắt, kích thích các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Đối với lực lượng doanh nghiệp nhà nước, muốn thể hiện dẫn dắt thì phải có nguồn lực, lĩnh vực ngành nghề, cơ sở hạ tầng; phải tham gia xuất khẩu, đi ra nước ngoài, cạnh tranh quốc tế để khẳng định sự tồn tại, phát triển và dẫn dắt của mình.
Viettel đã đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, đưa hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ đi vào mọi ngõ ngách của đời sống bằng hệ thống hạ tầng viễn thông, đường truyền dẫn tới thôn xã, bản làng; cung cấp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp (bằng các phần mềm quản lý ERP) cho hàng nghìn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; cung cấp đường truyền, máy chủ lưu giữ dữ liệu cho các ngân hàng, các doanh nghiệp. Phát triển viễn thông, công nghệ thông tin đi kèm dịch vụ đã kéo theo hàng nghìn doanh nghiệp về nội dung thông tin, hàng nghìn đại lý, điểm bán phát triển. Viettel đã duy trì sự ổn định cũng như bảo đảm thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh.
Tiên phong trong hội nhập quốc tế
Một đất nước muốn phát triển được về lâu dài, trong thế giới phẳng đòi hỏi bắt buộc phải xuất khẩu, phải đi ra nước ngoài. Để đi ra được nước ngoài là một việc rất khó, cần phải có một lực lượng đủ sức, đủ nguồn lực đi trước để tạo niềm tin, kéo theo được các thành phần, doanh nghiệp khác. Trong điều kiện, bối cảnh hiện tại thì lực lượng doanh nghiệp nhà nước là có điều kiện nhất, đủ khả năng làm được việc đó và phải đi trước. Viettel đi ra nước ngoài từ khi trong nước còn bộn bề, ngổn ngang (2005-2006), từ khi doanh thu trong nước chỉ bằng 1/10 doanh thu hiện nay (117 nghìn tỷ đồng), đã nghĩ đến chuyện đi ra nước ngoài và là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đi ra nước ngoài. Chứng minh đi ra nước ngoài đến nay đã phát huy hiệu quả, chỉ với năm quốc gia Cam-pu-chia, Lào, Ha-i-ti, Mô-dăm-bích và Pê-ru mà Viettel đang đầu tư, Viettel đã có thêm một thị trường với khoảng 85 triệu dân (xấp xỉ với dân số của Việt Nam hiện nay), tạo doanh thu gần 10 nghìn tỷ đồng và tạo ra lợi nhuận. Đây là những lợi thế để Viettel mua được thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối với giá rẻ, cũng như để nghiên cứu, sản xuất các thiết bị viễn thông. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra Viettel trở thành một trong 120 công ty viễn thông lớn nhất thế giới, kéo theo các doanh nghiệp khác cùng phát triển như Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội (MB).
Đi đầu về trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng suất, chất lượng và hiệu quả
Viettel luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới: hiện đại hóa nhanh, đi tắt đón đầu, chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ viễn thông hiện đại, tiên tiến để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia. Viettel cũng là đơn vị đi đầu trong ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh: từ điều hành mạng lưới, hoạt động kinh doanh hằng ngày ở trong và ngoài nước đến quản lý vốn, dòng tiền, hàng hóa của tất cả hệ thống kênh phân phối, quản lý mức độ hoàn thành công việc, kết quả làm việc của nhân viên tới cấp nhân viên cửa hàng. Giúp Viettel luôn đứng đầu về năng suất lao động trong khối các doanh nghiệp nhà nước, trong 10 năm qua, Viettel giữ được mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao. Đặc biệt trong bốn năm (2004-2008) tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao gấp đôi năm trước; năm 2009, 2010 và 2011, tuy bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp khó khăn nhưng doanh thu vẫn tăng từ 60.608 tỷ đồng năm 2009 lên 117.300 tỷ đồng năm 2011. Trong khi 62% số Tổng công ty, Tập đoàn có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đạt dưới 15% thì chỉ số này của Viettel trong các năm qua luôn cao hơn 40%. So với các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới, năm 2011 Viettel đứng thứ 80 về doanh thu, nhưng đứng thứ 30 về lợi nhuận, là một trong 15 doanh nghiệp viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới.
Vướng mắc, hạn chế và những kiến nghị
Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều các bộ, ngành tham gia vào quá trình quản lý nhưng lại không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính đối với hiệu quả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng như việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao, chưa kịp thời, còn chồng chéo và không chỉ ra được người chịu trách nhiệm chính về những sai phạm khi phát hiện.
Chưa có bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá và quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Khi thực hiện đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, cần tập trung vào việc xem doanh nghiệp đó đóng vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên các mặt sau đây như thế nào: Đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước; Vai trò dẫn dắt, kích thích thị trường; Tiên phong trong hội nhập quốc tế; Đi đầu về trình độ công nghệ, trình độ quản lý; Năng suất, chất lượng và hiệu quả; Tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển, thiết kế chế tạo các sản phẩm công nghệ cao; Điều tiết vĩ mô, khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường; Kết hợp kinh tế và quốc phòng an ninh.
Chưa có chiến lược, cơ chế hỗ trợ cho việc đầu tư ra nước ngoài của các DNNN dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp khi mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thiếu cơ chế xúc tiến đầu tư thương mại ra nước ngoài, như hình thành quỹ đầu tư ra nước ngoài, xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài (bảo đảm 7 thắng – 3 thua, tổng thắng là được) nhằm tạo niềm tin và sự hậu thuẫn cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Chưa coi trọng việc tìm kiếm, đào tạo, đánh giá đội ngũ quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Cần đổi mới nhận thức về đội ngũ lãnh đạo nhân sự cấp cao, nên coi các lực lượng lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là tinh hoa của đất nước.
Các doanh nghiệp nhà nước đang bị điều chỉnh bởi quá nhiều các hệ thống luật, văn bản dưới luật, chồng chéo nhau, làm kém năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Là một Tập đoàn kinh tế quốc phòng của Quân đội, Viettel tiếp tục xác định là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, kinh doanh đa ngành, lấy viễn thông và công nghệ thông tin là ngành kinh doanh chính bảo đảm tỷ trọng về cơ cấu ngành nghề cũng như cơ cấu vốn đầu tư trong và ngoài kinh doanh chính không thấp hơn 70/30; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao.
Trung tướng
HOÀNG ANH XUÂN
Tổng giám đốc Tập đoàn
Viễn thông quân đội Viettel
Các chương trình xã hội lớn mà Viettel đã và đang tiếp tục thực hiện là: In-tơ-nét miễn phí cho tất cả các trường học; quang hóa đến xã, phường (87% tổng số xã trên toàn quốc – 9.737/11.068 xã); Phủ sóng biên giới, hải đảo: tới 100% số các đồn biên phòng, đảo Trường Sa, dọc duyên hải với bán kính 100 km; Hỗ trợ các huyện nghèo theo chương trình 30A của Chính phủ; Các chương trình nhân đạo:
Trái tim cho em, phẫu thuật nụ cười, nhà tình nghĩa; triển khai ứng dụng các dịch vụ từ công nghệ vào các lĩnh vực khác để phát triển xã hội như: Chính phủ điện tử, giáo dục, y tế,…
Theo Nhandan
Ý kiến ()