Nhức nhối chất lượng sữa tươi
Theo báo cáo quy hoạch sữa của Bộ Công Thương năm 2010, tổng sản lượng sữa bò cả nước từ năm 2008 đến nay chỉ đáp ứng khoảng 60% tổng sản lượng sữa nước được sản xuất bởi các doanh nghiệp. Phần còn lại, doanh nghiệp phải sử dụng sữa bột khô để làm nguyên liệu chính trong sản xuất sữa nước. Tại hội thảo “Hiện trạng sữa với người tiêu dùng Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều vấn đề xung quanh chất lượng sữa đang được tiêu thụ trong nước đã được đưa ra bàn luận, trong đó nổi bật nhất là chất lượng của sữa tươi. Theo TS. Vũ Thị Bạch Nga- Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên đáng kể từ mức 8,09 lít/người/năm vào năm 2000 lên 14,81 lít/người/năm trong năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 9%/năm trong giai đoạn 2000-2010. Cùng với đó, mặt hàng sữa cũng ngày càng phong phú, hiện có khoảng 300 nhãn mác khác nhau với các loại sữa bột, sữa nước…...
Theo báo cáo quy hoạch sữa của Bộ Công Thương năm 2010, tổng sản lượng sữa bò cả nước từ năm 2008 đến nay chỉ đáp ứng khoảng 60% tổng sản lượng sữa nước được sản xuất bởi các doanh nghiệp. Phần còn lại, doanh nghiệp phải sử dụng sữa bột khô để làm nguyên liệu chính trong sản xuất sữa nước.
Tại hội thảo “Hiện trạng sữa với người tiêu dùng Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều vấn đề xung quanh chất lượng sữa đang được tiêu thụ trong nước đã được đưa ra bàn luận, trong đó nổi bật nhất là chất lượng của sữa tươi.
Theo TS. Vũ Thị Bạch Nga- Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên đáng kể từ mức 8,09 lít/người/năm vào năm 2000 lên 14,81 lít/người/năm trong năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 9%/năm trong giai đoạn 2000-2010. Cùng với đó, mặt hàng sữa cũng ngày càng phong phú, hiện có khoảng 300 nhãn mác khác nhau với các loại sữa bột, sữa nước…
Còn theo số liệu của Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), trước năm 1990 chỉ có 3 nhà máy sản xuất sữa, chủ yếu sữa đặc, sữa bột nhập ngoại nhưng đến năm 2010, toàn ngành có 73 doanh nghiệp sản xuất. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, thị trường sữa Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
Bà Vũ Thị Bạch Nga- Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), nguồn sữa trong nước chỉ đáp ứng được 20% tổng sản lượng sữa tiêu dùng, chủ yếu là để sản xuất sữa tươi (chỉ có công ty Vinamik có dây chuyền sản xuất sữa tươi sang sữa bột nhưng không đáng kể). Gần 80% sữa bột nhập khẩu để làm ra các loại sữa trong nước chủ yếu nhập khẩu từ các nước châu Âu, các nước có công nghệ tiên tiến như: Hà Lan, Mỹ, Úc…
Bằng chứng là theo báo cáo quy hoạch sữa của Bộ Công Thương năm 2010 cũng đã chỉ rằng, tổng sản lượng sữa bò cả nước từ năm 2008 đến nay hầu như chỉ đáp ứng khoảng 60% tổng sản lượng sữa nước được sản xuất bởi các doanh nghiệp. Đơn cử, năm 2010, tổng sản lượng sữa bò cả nước ước đạt khoảng 276.000 lít nhưng tổng sản lượng sữa nước được sản xuất có thể lên tới 479.000 lít.
Với những số liệu trên có thể hiểu rằng, trong năm 2010 có đến hơn 40% sữa sản xuất ra thị trường là không làm bằng nguồn từ sữa tươi. Vì vậy để bù đắp vào lượng thiếu hụt này, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng một lượng không nhỏ sữa bột khô để làm nguyên liệu chính trong sản xuất sữa nước.
Dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, sản phẩm sữa nước được chế biến từ việc pha trộn giữa nguyên liệu sữa bột với chất béo và sữa các loại khác thì phải gọi là sữa hoàn nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các loại sữa này đều được quảng cáo và ghi với cái tên sữa tươi nguyên chất.
Công nhận hình thức này bà Vũ Thị Bạch Nga cho biết, trong nhiều lần khảo sát thị trường, bà cũng chưa bắt gặp được một sản phẩm của một nhà sản xuất nào có đề mác là “sữa hoàn nguyên”. Mà lâu nay, hầu hết các loại sữa được sản xuất ra điều được doanh nghiệp quảng bá, PR, là “sữa tươi” để dụ ngọt khách hàng.
Không chỉ là sữa tươi, ngay cả các loại sữa khác đang ưu thông trên thị trường cũng được quảng cáo với những lời “mật ngọt” rất dễ gây nhầm lẫn. Với tư cách là cơ quan quản lý đồng thời là người tiêu dùng, bà Nga cho biết: “Sữa giá cao với lý do bổ sung các vi chất, những tác dụng của nó thế nào thì chưa biết. Có cao hơn, thông minh hơn hay không, uống bao nhiêu mới đủ ?…- chưa ai trả lời được.”
Một tâm lý nữa của người tiêu dùng Việt Nam là mua loại tốt nhất, ưu tiên cho người già và trẻ em, sữa tốt giá có thể đắt hơn. Nhiều công ty lợi dụng điểm này để quảng cáo “vống lên”, tăng giá sữa tràn lan.
Theo khảo sát, từ đầu năm tới nay, đã có khá nhiều hãng sữa tăng giá mạnh, ước tính đến đến 17% – 20%, gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()