Nhìn nhận sát, nhưng chưa sâu
Phóng viên: Đồng chí nhận xét thế nào về Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp này?Đồng chí Lê Thanh Vân: Có thể nói Báo cáo của Chính phủ đã phản ánh khá toàn diện và đầy đủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, tuy nhiên, trong đánh giá đối với những lĩnh vực cụ thể, nhiều nội dung chưa sát lắm. Điển hình là trong đánh giá ở những lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, là những lĩnh vực vừa nhạy cảm và cũng là những điểm xung yếu nhất của huyết mạch kinh tế - xã hội, thì lần này tuy báo cáo nhìn nhận khá sát, nhưng chưa sâu. Tôi cho rằng, phải nhận diện được các căn bệnh của nền kinh tế bằng những huyết mạch cụ thể như tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, bất động sản, từ đó đặt mối quan hệ của mấy thị trường này với thị trường vốn trong việc hỗ trợ, tạo lập hành lang pháp lý về tài chính, tiền tệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh....
Đồng chí Lê Thanh Vân: Có thể nói Báo cáo của Chính phủ đã phản ánh khá toàn diện và đầy đủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2012, tuy nhiên, trong đánh giá đối với những lĩnh vực cụ thể, nhiều nội dung chưa sát lắm. Điển hình là trong đánh giá ở những lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, là những lĩnh vực vừa nhạy cảm và cũng là những điểm xung yếu nhất của huyết mạch kinh tế – xã hội, thì lần này tuy báo cáo nhìn nhận khá sát, nhưng chưa sâu. Tôi cho rằng, phải nhận diện được các căn bệnh của nền kinh tế bằng những huyết mạch cụ thể như tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, bất động sản, từ đó đặt mối quan hệ của mấy thị trường này với thị trường vốn trong việc hỗ trợ, tạo lập hành lang pháp lý về tài chính, tiền tệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, mối liên hệ hữu cơ giữa các thị trường tài chính với thị trường vốn, cũng như việc cung cấp các nguồn lực, tài lực cho sản xuất, kinh doanh chưa được Báo cáo của Chính phủ đề cập để nói lên rằng, khó khăn của nền kinh tế trong năm qua là sự liên hoàn của nhiều yếu tố, mà yếu tố tác động chính là tài chính, ngân hàng; yếu tố mở, đó là yêu cầu tiêu dùng xã hội, là thị trường mở của thế giới và yếu tố chủ quan là tác động từ các chính sách vĩ mô. Đặc biệt là những chính sách kích hoạt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, Báo cáo chưa đánh giá mặt được, mặt chưa được của từng chính sách, và đây chính là điểm thể hiện vai trò nổi bật của Chính phủ trong điều chỉnh, điều tiết vĩ mô. Còn bức tranh kinh tế – xã hội thì Báo cáo phản ánh tương đối toàn diện. Về mặt xã hội, có những diễn biến mà trong Báo cáo chưa đánh giá sâu, chẳng hạn như tình hình tội phạm ở lứa tuổi thanh niên và vị thành niên, nhất là vị thành niên. Có thể nói đó là những diễn biến khác thường và đang có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát. Báo cáo chưa đánh giá sâu sắc nguyên nhân tình hình này, đó là do tác động từ khó khăn trong đời sống kinh tế, trong thu nhập, công ăn việc làm hay là do giáo dục đạo đức của thanh niên hoặc do liên quan đến môi trường sống, trách nhiệm của gia đình. Báo cáo chỉ đề cập hiện tượng, chưa nói đến bản chất, tác động của xã hội khiến cho những hành vi, những chuẩn mực xã hội có dấu hiệu lệch lạc. Về đời sống của nhân dân nói chung, Báo cáo chưa phân hóa, chưa chia ra được các giai tầng về mặt thu nhập; chưa nhận diện một cách cụ thể sự phân hóa giàu nghèo tạo ra hố sâu phân cách càng ngày càng rộng. Có nhóm đối tượng cực giàu và cực nghèo, nhất là ở vùng nông thôn. So sánh như thế mới làm nổi bật được bức tranh toàn diện về kinh tế.
Phóng viên: Về nhiệm vụ năm 2013, đồng chí có ý kiến gì?
Đồng chí Lê Thanh Vân: Phương hướng, mục tiêu, các chỉ tiêu, giải pháp năm 2013, tôi thấy Báo cáo chưa tách bạch được hai nhóm giải pháp có tính chiến lược, đó là tính tiếp nối thực hiện các mục tiêu, giải pháp chiến lược đã được xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ của QH và giải pháp dành riêng cho năm 2013. Báo cáo còn lẫn lộn hai loại giải pháp, có nhiều chỗ lẫn lộn giữa mục tiêu và giải pháp, giữa kỳ vọng và những mục tiêu cụ thể. Nếu Báo cáo làm rõ vấn đề này thì mới thấy được khuynh hướng giải quyết những vụ việc cụ thể, những quan hệ cụ thể hay là những lĩnh vực cụ thể trong kinh tế – xã hội, từ đó, tác động vào những nút thắt quan trọng. Điểm này Báo cáo của Chính phủ chưa sát. Từ thực tiễn tôi cho rằng, Chính phủ cần đề cập sâu trong Báo cáo mấy vấn đề sau đây:
Thứ nhất là, quy trình làm ngân sách. Thay vì hằng năm các cơ quan của Chính phủ và QH chuẩn bị song song hai báo cáo, báo cáo về chính sách kinh tế và báo cáo về chính sách tài khóa thì cần gắn kết hai hoạt động này với nhau. Báo cáo về các giải pháp kinh tế phải là tiền đề đánh giá được tác động của nó đối với từng chỉ số về kinh tế. Từ đó báo cáo về dự toán ngân sách bám vào đó để dự báo được chính xác. Vì lâu nay chúng ta không làm được như vậy, cho nên khi chúng ta làm quyết toán ngân sách hằng năm thường có khoảng cách chênh lệch.
Thứ hai là, đánh giá cơ cấu của nền kinh tế, tôi thấy trong nhiều năm, chúng ta đã và đang chú trọng cơ cấu công nghiệp, mà chủ yếu là công nghiệp chế tạo. Nhưng đánh giá lại hiệu quả hiện nay thì thấy khu vực này giá trị gia tăng không lớn, đóng góp cho GDP nói chung và ngân sách không cao, không ổn định mà có yếu tố bấp bênh. Yếu tố ổn định là các doanh nghiệp FDI thôi, nhưng cũng không bền vững. Trong khi đó, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm là khu vực đóng góp cho GDP, cho ngân sách khá ổn định và giá trị gia tăng trong lĩnh vực này lại rất cao thì chưa được quan tâm. Năm vừa qua, đóng góp thuế, thu ngoại tệ từ lĩnh vực này rất cao. Chúng ta cần nghiêm túc đánh giá lại khu vực này để có hướng đầu tư hiệu quả hơn, chẳng hạn như đầu tư cho khoa học công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng về năng suất, rồi đầu tư cho chế biến nông sản, thực phẩm để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, khuyến khích hàng xuất khẩu và tăng cường dự trữ ngoại tệ, tích lũy dần vốn để đầu tư cho các lĩnh vực khác có năng lực cạnh tranh cao hơn.
Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí.
Theo Nhandan
Ý kiến ()