Nhìn lại toàn cảnh sáu tháng cuộc nổi dậy ở Libya
Ngày hôm nay, 15/8 là tròn 6 tháng kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy ở Libya nhằm lật đổ chế độ của ông Muammar Gaddafi. Ban đầu là làn sóng biểu tình chống chính phủ nổ ra tại Benghazi, thành phố lớn thứ hai ở Libya, lan sang từ các nước Arập láng giềng là Tunisia và Ai Cập.Nhưng nếu như các chính phủ ở Tunisia và Ai Cập chịu đầu hàng người biểu tình thì tại Libya, chính quyền của ông Gaddafi vẫn cương quyết không nhượng bộ. Điều đó đã dẫn tới nghị quyết 1789 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm bảo vệ dân thường tại Libya.Song song với đó, ngày 19/3, Pháp, Mỹ và Anh đã hỗ trợ cho phe nổi dậy, chiếm Benghazi, và thành phố lớn thứ hai ở Libya trở thành thủ phủ của phe này.Tiếp đó, đến ngày 31/3, Khối quân sự Bắc Đại Tây dương đã thông qua nghị quyết về chiến dịch quân sự tại Libya nhằm hỗ trợ cho phe nổi dậy ở phía Đông, và tấn công vào các lực lượng của ông Gaddafi ở phía Tây. Trên mặt trận Ngoại giao, nhiều...
Ngày hôm nay, 15/8 là tròn 6 tháng kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy ở Libya nhằm lật đổ chế độ của ông Muammar Gaddafi. Ban đầu là làn sóng biểu tình chống chính phủ nổ ra tại Benghazi, thành phố lớn thứ hai ở Libya, lan sang từ các nước Arập láng giềng là Tunisia và Ai Cập.
Nhưng nếu như các chính phủ ở Tunisia và Ai Cập chịu đầu hàng người biểu tình thì tại Libya, chính quyền của ông Gaddafi vẫn cương quyết không nhượng bộ. Điều đó đã dẫn tới nghị quyết 1789 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm bảo vệ dân thường tại Libya.
Song song với đó, ngày 19/3, Pháp, Mỹ và Anh đã hỗ trợ cho phe nổi dậy, chiếm Benghazi, và thành phố lớn thứ hai ở Libya trở thành thủ phủ của phe này.
Tiếp đó, đến ngày 31/3, Khối quân sự Bắc Đại Tây dương đã thông qua nghị quyết về chiến dịch quân sự tại Libya nhằm hỗ trợ cho phe nổi dậy ở phía Đông, và tấn công vào các lực lượng của ông Gaddafi ở phía Tây.
Trên mặt trận Ngoại giao, nhiều nước phương Tây cũng đã công nhận Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) như là chính thể hợp pháp đại diện cho người dân Libya. Tòa án Tội phạm quốc tế ở La Haye cũng đã ra quyết định bắt ông Gaddafi cùng những người con trai với tội danh chống lại loài người.
Tuy nhiên, cho dù NATO đã liên tục tiến hành không kích – một trong số đó đã giết chết người con trai út của ông Gaddafi hôm 1/5, đồng thời gửi rất nhiều khí tài quân sự cho phe nổi dậy, thế nhưng, chiến sự ở Libya vẫn có nhiều dấu hiệu của sự sa lầy.
Việc thiếu khả năng lãnh đạo, cộng với nhiều bất đồng trong nội bộ phe nổi dậy – mà vụ tướng Abdel Fatah Younis bị sát hại hôm 28/5 là một điển hình, khiến phe này chưa thể chiếm được thế thượng phong trên chiến trường.
Và vì vậy, dù cuộc nổi dậy ở Libya đã bước qua tháng thứ Sáu, song chính quyền của ông Gaddafi vẫn đang kiểm soát thủ đô Tripoli, và ông Gaddafi vẫn thề sẽ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()