Nhiều vùng nông thôn Cà Mau phải mua nước sinh hoạt
* Lốc xoáy phá hoại nhiều nhà dân tại Nghệ An * 13 nghìn tỷ đồng cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội
* Lốc xoáy phá hoại nhiều nhà dân tại Nghệ An * 13 nghìn tỷ đồng cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, dự báo, hôm nay (22-4), khu vực phía bắc thời tiết mát mẻ, đêm và sáng có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ từ 24 đến 310C. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế, nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Các tỉnh từ Ðà Nẵng đến Bình Thuận mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ từ 24 đến 350C. Khu vực Tây Nguyên mây thay đổi, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ từ 21 đến 340C. Nam Bộ, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Nhiệt độ từ 24 đến 360C.
UBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh cho biết, gần hai km đê sông Ðáy thuộc địa bàn xã Yên Ðồng đang bị một số cá nhân “xẻ thịt” lấy đất làm gạch, đe dọa nghiêm trọng vùng bảo vệ bối đê và chân đê, nhưng chính quyền địa phương không thể xử lý dứt điểm, gây bức xúc dư luận. Trước tình trạng nêu trên, huyện đã yêu cầu UBND xã Yên Ðồng kiên quyết đình chỉ việc khai thác đất, sản xuất gạch tại bãi Làn, đồng thời yêu cầu các hộ khắc phục hậu quả vi phạm.
Ðêm 20-4, trên địa bàn giáp ranh xã Diên Lãm và Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, Nghệ An xảy ra một trận lốc xoáy kèm gió giật mạnh và sét đánh, làm ba ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn, nhiều nhà khác bị hư hỏng nặng. Sáng 21-4, huyện Quỳ Châu đã cử đoàn cán bộ đến các xã nêu trên để kiểm tra, thống kê tài sản bị thiệt hại, bàn biện pháp ổn định đời sống của người dân trên địa bàn.
Chi cục Thú y tỉnh Ðồng Nai vừa tổ chức lấy sáu mẫu máu trên đàn chim yến của hai hộ nuôi ở Khu phố 1 thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa để xét nghiệm. Kết quả cho thấy hầu hết các mẫu được lấy nơi đây đều cho kết quả âm tính (không bị nhiễm cúm). Tuy nhiên, nguy cơ đàn yến nuôi trên địa bàn tỉnh bị nhiễm cúm rất có thể xảy ra, vì vậy Chi cục sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn để đi lấy mẫu chim yến tại các hộ nuôi để theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời nếu cúm H5N1 xuất hiện. Ngành nông nghiệp tỉnh Long An cho biết, những ngày qua, lực lượng thú y đã tiêm phòng hơn 4.000 liều vắc-xin cho đàn gia cầm xã Vĩnh Ðại, huyện Tân Hưng (khoảng 7.400 con), và đang tiếp tục tiêm phòng lượng gia cầm còn lại. Ðối với đàn chim yến ở TP Tân An, dù kết quả xét nghiệm âm tính với cúm gia cầm, nhưng tỉnh vẫn vận động hộ gia đình nhanh chóng di dời đàn chim yến ra khỏi nội ô… Tỉnh Kiên Giang là nơi có phong trào nuôi chim yến mạnh nhất ở ÐBSCL với hàng trăm cơ sở. Hiện, người nuôi đang rất lo lắng về nguy cơ chim yến có thể bị nhiễm cúm A (H5N1). Ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai các biện pháp tích cực phòng, chống cúm gia cầm trên đàn chim yến… Vì vậy, nếu trường hợp phát hiện chim yến bị cúm A thì xử lý ngay theo quy định, nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe người dân. Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu cũng vừa lấy ba mẫu chim yến được nuôi ở thành phố gửi đi xét nghiệm cúm gia cầm. Ðồng thời, hướng dẫn người nuôi vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nếu phát hiện chim yến bệnh hoặc chết cần báo ngay cho lực lượng thú y xử lý. UBND tỉnh Ðồng Tháp chỉ đạo ngành thú y tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương đẩy mạnh tiêm phòng đàn gia cầm, siết chặt quản lý buôn bán, vận chuyển, giết mổ… gia cầm trên địa bàn; nhất là khu vực biên giới tiếp giáp với Cam-pu-chia. UBND tỉnh cấp kinh phí mua 10 triệu liều vắc-xin để bảo đảm nhu cầu tiêm phòng. Ðồng thời tổ chức xét nghiệm ngay đối với các trường hợp nghi vấn, không để dịch bệnh lây lan.
Nắng hạn gay gắt và kéo dài khiến người dân một số vùng nông thôn ở Cà Mau thiếu nước ngọt sinh hoạt.
Tại xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, hiện có khoảng 50% số hộ dân phải mua nước từ nơi khác giá cao: bình quân từ 50 đến 60 nghìn đồng/m3 và mỗi hộ phải chi từ 300 đến 500 nghìn đồng/tháng để mua nước.
Cũng tại địa phương này, nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư một số công trình trạm cấp nước, nhưng hiệu quả chưa cao; người dân ở đây vẫn rất bức xúc về tình trạng thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Tại nhiều xã vùng rừng của các huyện U Minh, Trần Văn Thời như Khánh An, Khánh Bình Tây, Trần Hợi vẫn còn một số hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt và phục vụ sản xuất, người dân phải mua nước với giá từ 100 đến 150 nghìn đồng/m3.
13 nghìn tỷ đồng cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 80% số dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% số chợ có nước sạch. Ðến năm 2030, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Về vệ sinh môi trường, đến năm 2020, 100% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải; 50% số làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải; 100% số chợ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh… Kinh phí thực hiện chương trình này dự kiến khoảng 13 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, doanh nghiệp, nhân dân và nước ngoài, trong đó vốn ngân sách chủ yếu dùng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, công trình công cộng…
Nhandan
Ý kiến ()