Nhiều tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
Ngày 24-2, Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu QH khóa XIII; số lượng người ứng cử đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2011-2016. Lãnh đạo HĐND, Ủy ban bầu cử đại biểu QH và bầu cử đại biểu HĐND thành phố; đại diện các tổ chức thành viên; Ban thường trực MTTQ các quận, huyện... dự hội nghị.Theo phân bổ của Ủy ban Thường vụ QH, TP Hồ Chí Minh được bầu 30 đại biểu QH khóa XIII, bao gồm 11 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 19 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. Với những đại biểu là người cư trú, làm việc tại địa phương, các đại biểu dự hội nghị nhất trí đề xuất của MTTQ thành phố về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu QH khóa XIII là 55 người, có 15 đại biểu nữ (chiếm tỷ lệ 34%); năm đại biểu trẻ (chiếm tỷ lệ 11%); một đại biểu người dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 2%).Về bầu...
Theo phân bổ của Ủy ban Thường vụ QH, TP Hồ Chí Minh được bầu 30 đại biểu QH khóa XIII, bao gồm 11 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 19 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. Với những đại biểu là người cư trú, làm việc tại địa phương, các đại biểu dự hội nghị nhất trí đề xuất của MTTQ thành phố về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu QH khóa XIII là 55 người, có 15 đại biểu nữ (chiếm tỷ lệ 34%); năm đại biểu trẻ (chiếm tỷ lệ 11%); một đại biểu người dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 2%).
Về bầu cử đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2011-2016, với số lượng được bầu là 95 đại biểu, Hội nghị hiệp thương đã nhất trí đề xuất cơ cấu, thành phần số lượng người ứng cử do Ủy ban MTTQ thành phố giới thiệu là 190 người, trong đó có 68 đại biểu nữ, chiếm tỷ lệ 36,17%; 44 đại biểu trẻ, chiếm tỷ lệ 23,4%; 11 đại biểu người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 5,85%.
Tại tỉnh Kon Tum, Ủy ban MTTQ tỉnh sau khi thảo luận, xem xét cho ý kiến, các đại biểu đã thống nhất đề nghị tăng số lượng dự kiến đại biểu lên mười người (tỷ lệ 2,5%), đồng thời đưa thêm một đại biểu là người dân tộc Ba Na vào cơ cấu dự kiến; tăng thêm đại biểu chuyên trách Đoàn vào danh sách bầu.
Về cơ cấu thành phần, tỉnh Kon Tum có một cán bộ lãnh đạo chủ chốt; năm đại biểu dân tộc thiểu số của ba dân tộc trên địa bàn là Xê Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng và Gia Rai; đại biểu trẻ dưới 40 tuổi là hai; đại biểu tái cử là hai người.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ được bầu 16 đại biểu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, trong đó sáu đại biểu do Trung ương giới thiệu và 10 đại biểu đang cư trú, làm việc tại địa phương. Ngoài bảo đảm cơ cấu, thành phần, số lượng của các đại biểu, tỉnh Thanh Hóa quan tâm tới phẩm chất, năng lực, trình độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ của những người ứng cử. Cùng ngày, Ủy ban MTTQ tỉnh cũng đã tiến hành Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016. Tổng số đại biểu được bầu vào HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016 là 95 người, tổng số người ứng cử dự kiến là 216 người (chưa kể người tự ứng cử).
Tại tỉnh Quảng Ninh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã phổ biến tờ trình về cơ cấu, thành phần, số lượng người tự ứng cử và người được giới thiệu người ứng cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XII (nhiệm kỳ 2011-2016).
Về số lượng ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII, dự kiến Quảng Ninh sẽ giới thiệu 27 đại biểu để bầu bảy đại biểu. Về số lượng đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, dự kiến số lượng đại biểu giới thiệu 274 sẽ bầu 72 đại biểu trong đó cơ cấu tuổi trẻ dưới 35 tuổi là 11 người trở lên (15% trở lên); cơ cấu đại biểu là phụ nữ 22 người trở lên (chiếm 30%); tỷ lệ đại biểu là người ngoài Đảng là tám người (chiếm hơn 10%) và đại biểu là người dân tộc thiểu số từ ba đến năm người. Trên cơ sở dự kiến các đại biểu tham gia Hội nghị đã nhất trí cao về cơ cấu, thành phần và số lượng; đặc biệt về thành phần đa số ý kiến thống nhất tập trung vào đại biểu trẻ, đại biểu nữ và đại biểu người dân tộc.
Tại TP Đà Nẵng, Ủy ban MTTQ thành phố dự kiến phân bổ cơ cấu, số lượng ứng cử viên đại biểu QH khóa XIII tại TP Đà Nẵng là 12 người để bầu sáu đại biểu. Trong tổng số sáu đại biểu được bầu có hai đại biểu do Trung ương giới thiệu, bốn đại biểu cư trú, làm việc tại Đà Nẵng. Đối với các ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng khóa 2011-2016, dự kiến giới thiệu 93 người (chiếm 186%), sẽ tiến hành bầu 50 đại biểu.
Thành phố Đà Nẵng là một trong 10 địa phương được chọn làm thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, vì vậy, trong đợt bầu cử này, 11 xã thuộc huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng sẽ thành lập Ủy ban bầu cử theo một số nội dung sửa đổi của Luật Bầu cử. Khu vực bỏ phiếu đại biểu QH cũng là khu vực bỏ phiếu đại biểu HĐND, mỗi đơn vị bầu cử sẽ có từ 300 đến dưới 4.000 nghìn lượt cử tri tham gia bầu cử.
Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã cơ bản hoàn thành việc triển khai kế hoạch công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; thành lập Ủy ban bầu cử tỉnh và các ủy ban bầu cử cấp huyện. Các huyện, thành phố đã triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Đối với HĐND cấp tỉnh cũng đã thống nhất thông qua số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu, trong đó dự kiến dân tộc thiểu số hơn 56%, hơn 39% đại biểu là nữ; tỷ lệ đại biểu trẻ dưới 35 tuổi dự kiến hơn 31%; đại biểu là người ngoài đảng chiếm hơn 15%; tỷ lệ đại biểu HĐND tỉnh tái cử không quá 50%.
Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016.
Căn cứ vào dự kiến phân bổ về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Thừa Thiên-Huế được bầu bảy đại biểu, gồm bốn đại biểu cư trú, làm việc tại địa phương và ba đại biểu do T.Ư giới thiệu. Hội nghị đã thảo luận, biểu quyết giới thiệu đề cử mười ứng cử viên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh được giới thiệu người ra ứng cử đại biểu QH khóa XIII. Ủy ban MTTQ tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục kết hợp với Ủy ban bầu cử tỉnh triển khai bước 2; các cơ quan, đơn vị tiến hành giới thiệu người ra ứng cử đại biểu QH để tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đúng quy định.
Tại tỉnh Quảng Ngãi các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi dân chủ về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu QH được bầu của tỉnh Quảng Ngãi lần này (Dự kiến của Ủy ban Thường vụ QH giới thiệu bảy đại biểu, trong đó có ba đại biểu do Trung ương giới thiệu và bốn đại biểu cư trú và làm việc tại Quảng Ngãi). Về cơ cấu định hướng và cơ cấu hướng dẫn được hội nghị xem xét cho ý kiến và thống nhất cao về số người của cơ quan, tổ chức đơn vị, thành phần, bảo đảm vùng miền, cơ cấu đại biểu nữ và đại biểu người dân tộc… hợp lý.
Tại tỉnh Phú Yên, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Căn cứ vào dự kiến phân bổ về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử, tỉnh Phú Yên được bầu sáu đại biểu Quốc hội khóa XIII gồm bốn đại biểu cư trú, làm việc tại địa phương và hai đại biểu do Trung ương giới thiệu. Hiệp thương lần thứ nhất đã thống nhất với giới thiệu của Ban Thường trực MTTQ tỉnh Phú Yên về thành phần, số lượng những cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu 12 người đang cư trú và làm việc tại địa phương ra ứng cử đại biểu Quốc hội; về cơ cấu kết hợp gồm có một đại biểu là dân tộc thiểu số, năm đại biểu phụ nữ, hai đại biểu dưới 40 tuổi và một đại biểu ngoài Đảng.
Về cơ cấu số lượng đại biểu HĐND tỉnh Phú Yên, hiệp thương lần thứ nhất các đại biểu cũng nhất trí phân bổ cho 58 tổ chức, địa phương, đơn vị giới thiệu 112 người ra ứng cử; trong đó có 25 đại biểu dưới 35 tuổi, 34 đại biểu nữ, 18 đại biểu ngoài Đảng, bốn đại biểu dân tộc thiểu số và hai đại biểu tôn giáo.
Theo Nhandan
Ý kiến ()