Nhiều nỗi lo cho vụ mía mới ở Gia Lai
Thu hoạch mía ở vùng Đông Nam Gia Lai. Ảnh: báo Gia LaiChỉ còn khoảng một tháng nữa là vụ ép mía mới ở Gia Lai bắt đầu. Tuy nhiên, người trồng mía ở nhiều nơi, nhất là ở các huyện phía Đông và Đông Nam của tỉnh Gia Lai như đang đứng “ngồi trên đống lửa” bởi tình hình đường mía tồn kho, giá giảm đang xảy ra. Thêm vào đó, cả doanh nghiệp sản xuất và người trồng mía lại thấp thỏm một nỗi lo lại xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhà máy thu mua mía không kịp tiến độ mùa vụ. Hai vụ liên tiếp gần đây, tiến độ sản xuất của nhà máy đường An Khê đều không kịp với lịch thời vụ của bà con nông dân các huyện phía đông Gia Lai. Nông dân buộc phải chờ. Mía để lâu, giảm cả năng suất và chữ đường, lại ảnh hưởng tới vụ kế tiếp của cây mía. Thế nên, vào vụ ép mới, cũng như nhiều bà con ở thôn 6, xã An Trung, huyện Kong Chro, anh Nguyễn Văn Bình rất lo lắng cho vườn mía 3ha của gia...
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là vụ ép mía mới ở Gia Lai bắt đầu. Tuy nhiên, người trồng mía ở nhiều nơi, nhất là ở các huyện phía Đông và Đông Nam của tỉnh Gia Lai như đang đứng “ngồi trên đống lửa” bởi tình hình đường mía tồn kho, giá giảm đang xảy ra.
Thêm vào đó, cả doanh nghiệp sản xuất và người trồng mía lại thấp thỏm một nỗi lo lại xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhà máy thu mua mía không kịp tiến độ mùa vụ.
Hai vụ liên tiếp gần đây, tiến độ sản xuất của nhà máy đường An Khê đều không kịp với lịch thời vụ của bà con nông dân các huyện phía đông Gia Lai. Nông dân buộc phải chờ. Mía để lâu, giảm cả năng suất và chữ đường, lại ảnh hưởng tới vụ kế tiếp của cây mía. Thế nên, vào vụ ép mới, cũng như nhiều bà con ở thôn 6, xã An Trung, huyện Kong Chro, anh Nguyễn Văn Bình rất lo lắng cho vườn mía 3ha của gia đình. Anh cho biết: Vụ mía trước gia đình tôi phải tới tháng tư mới thu xong. Do thu hoạch chậm nên cây mía lúc đó nó không phát triển được, dẫn đến cây mía bị “lão hóa”, ảnh hưởng đến vụ sau. Mong rằng vụ mía năm nay sẽ không xẩy ra tình trạng như vụ mía trước.
Mía nguyên liệu ứ đọng trên đồng lớn, kéo dài đến cuối vụ, cũng là lúc Gia Lai bước vào mùa khô, rất dễ xảy ra cháy, khiến nhiều nông dân lo lắng. Năm ngoái, tại các huyện phía Đông và Đông Nam Gia Lai đã xảy ra hàng chục vụ cháy, với diện tích hàng trăm ha. Ông Nông Văn Chung, ở thôn Thống Nhất, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện có gần 1ha mía cho biết, đây là nỗi lo số 1 của bà con nông dân. “Vụ mía năm trước gia đình phải cử người canh gác vì sợ mía cháy. Nhà máy thì không chịu lên lịch để gia đình đốn mía, còn đốn mía bán ra ngoài cho nhà máy khác thì lỗ nặng nên đành chấp nhận cho mía đứng đồng dù tỉ lệ xẩy ra cháy là rất cao”- ông Chung cho biết.
Còn nhiều hộ gia đình vì không muốn nhìn cách đồng mía của mình trổ cờ, bị cháy nên đành chấp nhận đốn mía bán cho các nhà máy ở các tỉnh lân cận dù biết trước sẽ chịu lỗ. Ông Đinh Vin, dân tộc Ba Na, ở làng Kram, xã An Trung, có 7 ha mía cho biết: Bà con ở đây chủ yếu phải bán cho nhà máy đường An Khê và nhà máy đường Bình Định thôi. Tuy nhiên, vì sợ mía cháy, chậm tiến độ của vụ sản xuất mùa sau nên nhiều gia đình đã đốn mía bán cho nhà máy đường ở Kon Tum. Tuy nhiên chi phí vận chuyển rất lớn, tính ra bà con phải chịu lỗ nhiều, nhưng không đốn mía bán thì không kịp cho vụ mía năm sau. Ông Nguyễn Văn Ký, Chủ tịch UBND xã An Trung, huyện Kong Chro tính toán, nếu bà con chở mía đi tiêu thụ ngoài tỉnh, riêng phí vận chuyển đã tăng thêm khoảng 3 triệu rưỡi đồng/1xe.
Vùng nguyên liệu mía ở Gia Lai đang chuẩn bị vào vụ ép mới. Nhưng vẫn còn đó ngổn ngang những vấn đề vướng mắc. Người trồng mía mong rằng, những vấn đề này sớm được tháo gỡ để vụ mía mới không còn nỗi lo. |
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()