Nhiều ngân hàng vẫn chưa mặn mà trong việc cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp
Dù đã có văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc cơ cấu các khoản nợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai vẫn còn không ít khó khăn.Tạo điều kiện cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệpTrước thực tế khó khăn về vốn của các doanh nghiệp, NHNN đã có những nỗ lực không ngừng để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đồng thời góp phần giảm áp lực gia tăng nợ xấu.Cụ thể, ngày 23/4, vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức có Quyết định số 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.Theo đó, để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng trong điều kiện hiện nay, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi...
Dù đã có văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc cơ cấu các khoản nợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai vẫn còn không ít khó khăn.
Tạo điều kiện cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp
Trước thực tế khó khăn về vốn của các doanh nghiệp, NHNN đã có những nỗ lực không ngừng để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đồng thời góp phần giảm áp lực gia tăng nợ xấu.
Cụ thể, ngày 23/4, vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức có Quyết định số 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
Theo đó, để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng trong điều kiện hiện nay, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
Việc mở cơ chế cho cơ cấu lại nợ sẽ giúp các doanh nghiệp giảm tải áp lực trả nợ, cũng như có thêm điều kiện để nối lại hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Với các ngân hàng, khi điều kiện trả nợ của doanh nghiệp được cải thiện sẽ bớt áp lực gia tăng nợ xấu. Động thái này cho thấy, NHNN đã và đang nỗ lực để góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Nỗ lực của NHNN lại tiếp tục được minh chứng bằng việc chỉ 1 ngày sau đó, ngày 24/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 2506/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng.
Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động phối hợp với khách hàng vay trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.
Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo quy định.
Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định tại quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách.
Có thể nói, với những động thái tích cực để cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, hay yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét miễn, giảm lãi phải trả của doanh nghiệp đã và đang nhận được sự đồng thuận của hầu hết các ngân hàng, đồng thời đây cũng là điều kiện tốt để những doanh nghiệp có thêm điều kiện để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt hơn.
Vẫn nhiều khó khăn
Trước sự chỉ đạo của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã có hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi hoạt động, có nguồn trả nợ vốn vay.
Cụ thể, mới đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tung ra hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng này cho biết, sẽ xem xét cho vay trung và dài hạn, bù đắp cơ cấu khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại dòng, đồng thời cũng thực hiện miễn, giảm phần lãi với các khách hàng có thiện chí trả nợ… Theo đại diện của BIDV, nếu doanh nghiệp huy động được vốn trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để khôi phục dư nợ với lãi suất 14-15%/năm. Đây là mức lãi suất khá phù hợp trong tình hình hiện nay.
Cùng với BIDV, nhiều ngân hàng khác cũng đang lên danh sách các khoản nợ có thể cơ cấu của doanh nghiệp để xem xét. Tuy nhiên, các ngân hàng cho biết, số khoản nợ được cơ cấu lại không nhiều. Bởi lẽ thực tế, rất khó để có thể cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp vì các ngân hàng lo ngại rủi ro. Trên thực tế, khi cơ cấu lại nợ, ngân hàng phải chấp nhận phát sinh nợ xấu, hơn thế nữa, không phải ngân hàng nào cũng chấp nhận bớt lãi hàng trăm tỷ đồng để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp. Vì thế, nhiều ngân hàng vẫn chưa mấy mặn mà trong việc cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, không chỉ ngân hàng gặp khó khăn trong cơ cấu lại nợ mà cả doanh nghiệp cũng lo lắng những rủi ro có thể xảy ra khi đồng ý xoay tiền để trả nợ cho ngân hàng, tạo điều kiện để cơ cấu lại nợ. Trao đổi với phóng viên báo điện tử ĐCSVN, ông Nguyễn Mạnh Hùng- Giám đốc công ty TNHH Hùng Cường cho biết, để cơ cấu lại nợ, có ngân hàng đã đề nghị Công ty của ông huy động vốn ở ngoài để trả nợ cho ngân hàng, vì hiện lãi suất Công ty phải trả đang rất cao 20%/năm, sau đó, ngân hàng sẽ cho vay lại khoản vốn này với lãi suất 16,5%/năm. Tuy nhiên, thực tế, Công ty này cũng không thể mạo hiểm vì nếu xoay được vốn để trả nợ xong xuôi thì việc ngân hàng cho vay lại với vốn rẻ cũng rất khó khăn và điều này không chắc chắn, vì thế chấp nhận lãi cao còn hơn khi đảo nợ mà không được vay tiếp.
Thiết nghĩ, chủ trương hạ lãi suất, cơ cấu các khoản nợ của NHNN là rất đúng đắn. Tuy nhiên, để ngân hàng thuận lợi và triển khai nhanh việc cơ cấu lại nợ và doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn rẻ, đòi hỏi phải có sự đồng thuận từ hai phía. Mong rằng, với những nỗ lực của NHNN, việc cơ cấu lại nợ trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh để doanh nghiệp có thể tiếp cận các khoản vay mới với giá rẻ, góp phần giảm bớt khó khăn và thúc đẩy sản xuất.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()