Nhiều mặt hàng tiếp tục tăng giá từ nay tới cuối năm
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, hiện hàng hoá thế giới như lương thực,sữa, thép, xăng dầu, gas…vẫn đang tăng mạnh, do vậy dự báo quý 3,4 sẽ còn nhiều khó khăn. Nhiều lo ngại rằng nếu tiếp tục "thả giá" những mặt hàng thiết yếu sẽ gây khó khăn cho người dân, nếu có tăng giá Chính phủ cũng sẽ phải tính đến sức chịu đựng của nền kinh tế.Cần chấp nhận mặt bằng giá mớiCó thể thấy tác động mạnh nhất tới chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2011 chính là từ sự điều chỉnh tăng giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, tỷ giá …. ba nhóm chịu tác động mạnh nhất, dẫn đầu những mức tăng kỷ lục là nhóm giao thông (6,04%; ăn uống và dịch vụ(4,5%), riêng thực phẩm tăng tới 5,61%) ; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (4,38%). Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4/2011 là mức tăng cao nhất trong vòng gần 3 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do giá hàng hoá trên thị trường thế giới, đặc...
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, hiện hàng hoá thế giới như lương thực,sữa, thép, xăng dầu, gas…vẫn đang tăng mạnh, do vậy dự báo quý 3,4 sẽ còn nhiều khó khăn. Nhiều lo ngại rằng nếu tiếp tục “thả giá” những mặt hàng thiết yếu sẽ gây khó khăn cho người dân, nếu có tăng giá Chính phủ cũng sẽ phải tính đến sức chịu đựng của nền kinh tế.
Cần chấp nhận mặt bằng giá mới
Có thể thấy tác động mạnh nhất tới chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2011 chính là từ sự điều chỉnh tăng giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, tỷ giá …. ba nhóm chịu tác động mạnh nhất, dẫn đầu những mức tăng kỷ lục là nhóm giao thông (6,04%; ăn uống và dịch vụ(4,5%), riêng thực phẩm tăng tới 5,61%) ; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (4,38%).
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4/2011 là mức tăng cao nhất trong vòng gần 3 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do giá hàng hoá trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm tăng mạnh đã gây áp lực tăng giá thị trường hàng hoá trng nước. Bên cạnh đó, phản ứng tăng giá dây chuyền và tăng giá do tâm lý sau khi có sự điều chỉnh tăng một số mặt hàng thiết yếu cũng đã góp phần làm tăng giá hàng hoá tiêu dùng.
Trong khi đó, khả năng tăng giá xăng dầu, giá điện và nhiều loại hàng hoá khác vẫn có thể tiếp tục trong thời gian giới, gây nhiều lo lắng cho người dân. Nhiều lo ngại rằng, trước tình hình lạm phát gia tăng hiện nay, nếu tiếp tục “thả giá” nhưng mặt hàng như xăng dầu, điện..sẽ gây khó khăn nhiều đến những người làm công ăn lương, những người nghèo, người có thu nhập thấp.
Giải đáp những lo lắng này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, hiện nay đúng là Chính phủ đang điều hành trong bối cảnh rất khó khăn, vừa là do tác động bên ngoài vào, vừa là do trong nước giá không thể kìm hãm theo cơ chế cũ được nữa. Chính vì vậy, Chính phủ cũng đã có báo cáo với với Bộ chính trị, Quốc hội về tình hình này, và trong các Nghị quyết đều đã được nêu rõ việc phải kiên trì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có vấn đề về giá.
“Tuy nhiên nếu điều hành không cẩn thận thì sẽ gây sốc, ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế và xã hội. Ví dụ như giá điện, nếu như điều hành cho đủ giá thành đầu vào thì chắc sẽ đảo lộn nền kinh tế. Do vậy phải tính đến lộ trình và sức chịu đựng của nền kinh tế, sức sản xuất kinh doanh trong nước, tạo ra của cải, thu nhập, thuế…”, Bộ trưởng Ninh chia sẻ.
Nhận thấy giá điện, xăng dầu tăng hiện cũng đang ảnh hưởng khá lớn tới người dân, do vậy Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng có quan điểm rằng, phải lựa chọn lộ trình điều chỉnh, tuy là kinh tế thị trường nhưng bước đi phải phù hợp, chứ không phải thả nổi hoàn toàn, nếu thả nổi hoàn toàn chắc chắn sẽ có tác động không thể lường được. Ví dụ như giá than bán cho điện, lẽ ra phải điều chỉnh tăng tới 50% nhưng hiện mới chỉ dám điều chỉnh tăng 5%; giá điện lẽ ra phải điều chỉnh tăng 45% nhưng cũng chỉ tăng hơn 15%.
“Tuy vậy cũng đến một lúc nào đó chúng ta phải chấp nhận một mặt bằng giá mới , để đảm bảo hạch toán công khai minh bạch”, Bộ trưởng Ninh nói.
Quý 3,4 có khả năng tăng giá nhiều mặt hàng
Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới đang có triển vọng phục hồi nhưng tốc độ vẫn rất chậm chạp. Một nhận định chung cho thấy, hiện toàn thế giới, nhiều nước đều đang có lạm phát cao. Trong tháng 3 lạm phát tại Mỹ đã tăng 2,68%, (trong khi dự kiến ở con số 1,9%), toàn khối EU lạm phát lên tới 2,7% (dự kiến kế hoạch là 2%).
Theo Bộ Tài chính, kiểm lại các mặt hàng trên thế giới thì hầu hết các mặt hàng đều tăng giá rất là mạnh. Ví dụ như lượng thực thực phẩm, dầu và chất béo, sữa, đường… tăng từ 16,55% đến 48%, tuỳ theo mặt hàng. Riêng các mặt hàng hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu cũng tăng khá cao, trong đó, thép thành phẩm tăng 28,2%, phôi thép tăng 32%, xăng dầu tăng 39%, phân bón Ure tăng 29,1%, khí đốt hoá lỏng tăng 31,6.%.vv…Như vậy đây sẽ là những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và đời sống trong nước.
Với mặt hàng xăng dầu thế giới, hiện đang được toàn thị trường quan tâm, trong tháng 3 vẫn tiếp tục tăng, tuy không mạnh nhưng vẫn đang trong xu hướng tăng. Trong ngày 27-28/ 4 vừa qua, sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ kết thúc phiên họp, giá xăng dầu đã tăng tiếp tục tăng mạnh, bình quân đã tăng từ 4,5-5,5%, tuỳ theo từng mặt hàng xăng dầu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính vũ Văn Ninh cho biết, trước tình hình này Chính phủ đã thực hiện một loạt các giải pháp. Sắp tới sẽ nghiên cứu nội dung nữa, trong đó, thứ nhất là sẽ tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để giải quyết các vấn đề khác. Theo dự báo, sản xuất kinh doanh theo dự báo quý 2, 3,4 do giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng , bên cnạh những biến động khác. Chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi lĩnh vực này để có những biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Một vấn đề nữa Chính phủ sẽ quan tâm tới đó là nhóm an sinh xã hội. Chính phủ đã nhất trí bổ sung thêm đối tượng cần xem xét hỗ trợ, trong đó có nhóm công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là đối với khu vực FDI; chiến sĩ lực lượng vũ trang; nhóm học sinh sinh viên. Hiện có khoảng 2 triệu học sinh, sinh viên được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ vay để học tập, khoảng 900 nghìn/tháng) có thể Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức vay lên cao hơn.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()