Nhiều khuyến nghị giúp phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam
Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, việc xây dựng chiến lược phát triển ngành năng lượng phù hợp, khả thi, bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam là nhiệm vụ có tính quan trọng bậc nhất.
Ngành năng lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế cũng như phúc lợi của người dân Việt Nam. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải có chiến lược mạnh mẽ và có tầm nhìn xa để hỗ trợ quá trình chuyển đổi Việt Nam sang một nền kinh tế hiện đại, xanh và toàn diện.
Đây là ý kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương tại “Hội nghị Cấp cao lần thứ 3 và Diễn đàn các bên liên quan lần thứ nhất Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam-VEPG” tổ chức ngày 10/12, tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, trong 20 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng điện của Việt Nam hàng năm đều ở mức hai con số, thường từ 1,5 đến 1,8 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Trong đó giai đoạn 2000-2010 là 13%; giai đoạn 2011-2016 là 11% và từ 2017 đến nay đều trên 10%.
Dự báo nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng trưởng cao cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam trong những năm sắp tới và để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao như vậy sẽ là một thách thức rất lớn.
Với thực tế này, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng việc xây dựng chiến lược phát triển ngành năng lượng phù hợp, khả thi, bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ có tính quan trọng bậc nhất.
Cùng với đó, những hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong tư xác định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu cũng như hợp tác phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật và nâng cao nhận thức cộng đồng để cải cách ngành năng lượng theo cả chiều sâu và chiều rộng.
“Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia và quy hoạch điện 8 mà Việt Nam đang xây dựng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền tảng cho một hệ thống năng lượng hiện đại cơ cấu bền vững có độ tin cậy cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,” Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Do vậy, quá trình chuyển đổi của từng quốc gia cũng như của thế giới sang các hệ thống năng lượng sạch phải được đẩy nhanh, với cam kết đầy tham vọng từ các chính phủ và với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các đối tác phát triển.
“Liên minh châu Âu giữ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năng lượng nâu sang năng lượng xanh đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng với giá phải chăng cho tất cả mọi người và bảo vệ khả năng cạnh tranh của Việt Nam,” ông Pier Giorgio Aliberti thông tin thêm.
Trong khi đó, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nêu rõ sự thành công của ngành năng lượng là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và nhìn về phía trước, ngành năng lượng đang cần bước sang một đoạn tăng trưởng mới./.
Năm 2019 Việt Nam đã chứng kiến những khoản đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo đặc biệt là điện mặt trời và điện gió với hơn 4.500 MW. Cùng với đó, Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 3 tiếp tục được thực hiện, cũng như thúc đẩy ngành năng lượng phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi nhất nhằm thu hút đầu tư toàn xã hội của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và ngành điện, khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. |
Theo Vietnamplus
Ý kiến ()