Năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Con số trên đã thể hiện Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong khu vực Đông Á. Đáng chú ý, năm 2012 cũng ghi dấu ấn Việt Nam lần đầu tiên trong gần 20 năm qua đã có bước chuyển quan trọng từ nhập siêu lớn và liên tục sang xuất siêu.Có thể thấy, với số liệu được Tổng cục Thống kê ghi nhận như trên, xuất khẩu năm 2012 của Việt Nam đạt kết quả đáng khích lệ và đáng ghi nhận. Tuy nhiên, con số ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu thể hiện mức tăng trưởng xuất khẩu cao đó mới chỉ phản ánh ở sản lượng và số lượng chứ chưa phải ở giá trị của sản phẩm. Nói một cách khác, xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở sản phẩm “dạng thô” mà chưa đạt nhiều tới “dạng tinh”. Việc trong năm 2012, Việt Nam đã vượt qua Braxin để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và vượt qua Thái Lan trong xuất khẩu gạo... mới chỉ thể hiện...
Năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Con số trên đã thể hiện Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong khu vực Đông Á. Đáng chú ý, năm 2012 cũng ghi dấu ấn Việt Nam lần đầu tiên trong gần 20 năm qua đã có bước chuyển quan trọng từ nhập siêu lớn và liên tục sang xuất siêu.
Có thể thấy, với số liệu được Tổng cục Thống kê ghi nhận như trên, xuất khẩu năm 2012 của Việt Nam đạt kết quả đáng khích lệ và đáng ghi nhận. Tuy nhiên, con số ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu thể hiện mức tăng trưởng xuất khẩu cao đó mới chỉ phản ánh ở sản lượng và số lượng chứ chưa phải ở giá trị của sản phẩm. Nói một cách khác, xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở sản phẩm “dạng thô” mà chưa đạt nhiều tới “dạng tinh”. Việc trong năm 2012, Việt Nam đã vượt qua Braxin để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và vượt qua Thái Lan trong xuất khẩu gạo… mới chỉ thể hiện thành tích ở mặt số lượng. Trong khi đó, những mặt hàng xuất khẩu chế tác có giá trị cao mới chỉ chiếm khoảng 17% giá trị xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam.
|
Hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ Việt Nam cần khẳng định giá trị thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh (Ảnh: HNV) |
Cần tập trung xuất khẩu theo chiều sâu, gia tăng giá trị
Có thể thấy, hiện nay, phát triển xuất khẩu ở nước ta vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, chi phí xuất khẩu cao. Hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm so với các biến động của thị trường thế giới; cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, hiện đại. Sự phát triển thị trường ngoài nước chủ yếu theo chiều rộng, chưa hướng mạnh vào phát triển theo chiều sâu. Chất lượng thông tin dự báo chiến lược thị trường quốc tế còn yếu kém; chưa thực hiện thành công một số bước điều chỉnh chiến lược thị trường xuất nhập khẩu.
Thực tế các hoạt động xuất khẩu vừa qua cũng cho thấy, dường như thế giới và khu vực mới biết đến ta như là một vùng xuất khẩu nguyên liệu. Chủ yếu Việt Nam mới sơ chế rồi các sản phẩm này được thu mua, chế biến lại và gắn thương hiệu của các đối tác. Nguyên nhân của thực trạng trên được chỉ ra là do bản thân các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có thói quen thật sự coi trọng tới thương hiệu.
Đơn cử, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, các đối tác nước ngoài chỉ nhớ đến Việt Nam như là một nước chuyên xuất khẩu nguyên liệu thô chứ không phải là nông sản thành phẩm. Đa số các đơn vị cũng chỉ mong muốn cung cấp gạo ngang, gạo nguyên liệu. Một lý do khác được chính các chủ doanh nghiệp, công ty của Việt Nam chia sẻ, sự vào cuộc của cơ quan xúc tiến thương mại còn thiếu, yếu cộng với tình trạng thiếu thông tin, do đó, việc xuất “thô” vẫn hơn.
Theo dangcongsan.vn
Ý kiến ()