Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS
Ngày 27-11, nhiều địa phương trong cả nước đồng loạt tổ chức mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2011 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12). Hội Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức mít-tinh và các hoạt động biểu diễn tiểu phẩm chống kỳ thị, phân biệt đối xử người có HIV; tìm hiểu kiến thức về HIV; triển lãm của các nhóm tự lực và sinh viên; tôn vinh những cá nhân hoạt động tích cực trong công tác phòng, chống HIV...Đây là những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12) với chủ đề "Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV". Tích lũy đến nay, Hà Nội có 23.011 trường hợp nhiễm HIV ở tất cả các quận, huyện, trong đó 8.737 người nhiễm chuyển sang AIDS và 3.656 trường hợp đã tử vong. 80,59% trường hợp mắc HIV ở độ tuổi từ 20 đến 39 với con đường lây nhiễm chủ yếu do tiêm chích ma túy (67,69%), người bệnh lao (8,41%), quan hệ tình dục (10,24%)...Lễ mít-tinh ra quân hưởng ứng Ngày Thế giới phòng,...
Đây là những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12) với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Tích lũy đến nay, Hà Nội có 23.011 trường hợp nhiễm HIV ở tất cả các quận, huyện, trong đó 8.737 người nhiễm chuyển sang AIDS và 3.656 trường hợp đã tử vong. 80,59% trường hợp mắc HIV ở độ tuổi từ 20 đến 39 với con đường lây nhiễm chủ yếu do tiêm chích ma túy (67,69%), người bệnh lao (8,41%), quan hệ tình dục (10,24%)…
Lễ mít-tinh ra quân hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2011 của thành phố Hải Phòng có chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm HIV mới”. Hải Phòng coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ thường xuyên; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS; động viên toàn xã hội quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; triển khai các hoạt động can thiệp, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS.
Tỉnh Lai Châu đề nghị các cấp, ngành, cơ quan thông tin đại chúng của địa phương tập trung tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân, các cấp, các ngành, tổ chức xã hội hiểu biết hơn nữa về HIV/AIDS; chống mọi biểu hiện kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV. Mỗi gia đình, mỗi người chia sẻ, đồng cảm với người có HIV, những người có HIV cũng cần cùng với cộng đồng, toàn xã hội trong việc phòng, chống HIV/AIDS. Các hoạt động tìm hiểu về HIV/AIDS cần phải được tiến hành thường xuyên tại các cơ quan, đơn vị, khu phố, thôn, bản…
Tại lễ mít-tinh ở thành phố Đông Hà, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, cho rằng, hướng tới “không còn người nhiễm mới AIDS” đòi hỏi cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác truyền thông cũng như cung cấp các dịch vụ y tế để cho mọi người được tiếp cận sớm các biện pháp dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ điều trị HIV/AIDS. Việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV cũng là một biện pháp để phòng, chống HIV/AIDS và cao hơn nữa là bảo đảm quyền của mỗi con người. Để thực hiện được điều này, cần có sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các cam kết hành động phòng, chống HIV/AIDS và sự tham gia tích cực của mỗi người dân.
Tỉnh đoàn, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Yên ngày 27-11 tổ chức mít-tinh và diễu hành tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS. Tỉnh đoàn kêu gọi tuổi trẻ Phú Yên từ nay đến năm 2015 cần hướng đến ba mục tiêu cho chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS là: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt, đối xử liên quan HIV/AIDS. Ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục toàn xã hội, cộng đồng cần tạo điều kiện cho người bị nhiễm bệnh có cơ hội nhận được sự giúp đỡ, học tập, công tác để giảm bớt sự mặc cảm, xa lánh mọi người; các cơ sở y tế cần giúp đỡ người nhiễm bệnh điều trị và cân bằng tâm sinh lý.
Sở Y tế Long An phối hợp Tỉnh đoàn tổ chức mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2011 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12). Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay của tỉnh nhằm hướng tới mục tiêu: Thu hút sự quan tâm và tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung truyền thông về kiến thức HIV/AIDS để mọi người trong các ấp, khu phố, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao (ma túy, mại dâm) biết cách phòng, chống HIV/AIDS. Giới thiệu các cơ sở dịch vụ dự phòng và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân, nhất là người nhiễm HIV/AIDS; cung cấp và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV…
Với mục tiêu “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”, ngành y tế Vĩnh Long phối hợp Tỉnh đoàn tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, như: hội trại, giao lưu văn nghệ, thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, tọa đàm “Tôi – bạn – tổ chức thanh niên làm gì để phòng, chống HIV/AIDS”, “Nói không với HIV/AIDS”; diễu hành trên các trục đường chính đông dân cư, các khu công nghiệp… Qua đó góp phần thay đổi hành vi tự phòng tránh lây nhiễm HIV, giảm số người lây nhiễm HIV mới trong cộng đồng; tăng cường sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác phòng, chống HIV/AIDS…
Theo Nhandan
Ý kiến ()