tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2111/701f2a2b5a94ba6616a1ea2064e39bfe_L.jpg” border=”0″ alt=”Lễ khởi công đường Lương Tâm – Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.” /> – Ngày 2-9, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tổ chức các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
* Tại tỉnh Hậu Giang, sáng 2-9, đại diện lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang cùng đông đảo quần chúng nhân dân đã đến làm lễ dâng hương viếng Bác tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Sau buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã dự lễ khởi công xây dựng công trình đường Lương Tâm – Vĩnh Thuận Đông (giai đoạn 1) thuộc huyện Long Mỹ. Công trình có chiều dài 6,4 km (đoạn từ cầu Chống Mỹ đến đường tỉnh 930, đi qua các ấp 1, 2 xã Xà Phiên và ấp 1, 12 thuộc xã Vĩnh Viễn). Công trình có thiết kế xây dựng đường bê-tông xi-măng dày 18 cm, mặt rộng 3,5 m, lề mỗi bên là 1,5 m, tải trọng 10 tấn. Tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng. Thời gian thi công 460 ngày. Khi hoàn thành, tuyến đường này trở thành trục giao thông nối liền giữa các huyện Vị Thủy, Long Mỹ (Hậu Giang) và huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) và là tuyến đường về trung tâm huyện và đường liên tỉnh trong tương lai.
Cùng ngày, công trình Quảng trường Hòa Bình nằm trong khu hành chính UBND tỉnh Hậu Giang cũng được tổ chức khánh thành đưa vào sử dụng sau hơn hai năm triển khai thực hiện. Công trình có diện tích xây dựng trên 4 ha, gồm các khu chức năng như sân khấu, hồ nước, khu nghỉ chân, khu vực khách mời, giao lưu văn hóa, đường nội bộ, cây xanh, thảm cỏ… Đây là công trình thuộc công trình dâng dụng nhóm B, có tổng mức đầu tư hơn 65 tỷ đồng, góp phần tạo thêm điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan hiện đại nằm ngay vị trí trung tâm khu hành chính UBND tỉnh Hậu Giang.
* Tại Quảng Bình, sáng 2-9, hàng vạn người dân huyện Lệ Thuỷ và khách du lịch tham gia lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang mừng Tết Độc lập.
amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/galleries/21119402/9327955.jpg” border=”0″ />
Tranh tài quyết liệt giữa các thuyền đua trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
Lễ hội lần này được huyện Lệ Thuỷ tổ chức trang trọng vớ i quy mô lớn mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp- người con ưu tú của quê hương- bước sang tuổi 103.
Tham dự lễ hội đua thuyền có 21 thuyền bơi, tám thuyền đua, với gần một nghìn vận động viên tham gia.
Sau gần ba giờ đồng hồ tranh tài trên chặng đua dài 22 km (thuyền bơi nam) và 18 km (thuyền đua nữ) dọc theo sông Kiến Giang trong sự cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi của hàng vạn người dân và du khách, giải đua thuyền truyền thống mừng Tết Độc lập năm 2013 đã kết thúc.
Chung cuộc, Ban tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho thôn Tuy Lộc, giải nhì cho thôn An Xá (đều thuộc xã Lộc Thuỷ) và giải ba cho thôn Lộc An (xã An Thuỷ).
* Tại Phú Yên, sáng 2-9, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ XVIII năm 2013 chính thức khai mạc tại thành phố Tuy Hòa.
Tham gia liên hoan có 1.594 tác phẩm của 230 tác giả đến từ 10 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Kon Tum, Đác Lắc, Đác Nông (tăng 170 tác phẩm và 23 tác giả so với Liên hoan lần thứ XVII tại Kon Tum năm 2012), trong đó có tám tác giả nữ.
Với chủ đề “Đất nước, biển đảo, con người Nam Trung bộ và Tây Nguyên”, các tác giả đã đem đến liên hoan những tác phẩm giới thiệu những nét đặ trưng, thế mạnh về văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng tiêu biểu của từng địa phương trong khu vực.
Kết quả, tác phẩm “Khoảng khắc trên đường đua” của tác giả Nguyễn Công Hưng (Đà Nẵng) đạt Huy chương vàng. Các tác phẩm “Đọ sức” của tác giả Bảo Hưng (Đác Lắc), “Chợt mưa” của tác giả Nguyễn Văn Thành (Đà Nẵng), “Ngày trở về” của tác giả Lê Vấn (Quảng Nam) đạt Huy chương bạc. Các tác phẩm “Gió Nha Trang” của tác giả Ngô Viết Minh (Phú Yên), “Mừng nhà rông” của tác giả Hoàng Minh Thái (Gia Lai), “Vào thăm đảo đá Nam, Trường Sa” của tác giả Trần Ngọc Minh (Khánh Hoà), “Tuổi thơ miền núi” của tác giả Lại Khánh (Khánh Hoà) đạt Huy chương đồng.
Ban tổ chức cũng đã chọn ra 151 tác phẩm tiêu biểu để triễn lãm, phục vụ nhân dân tại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên từ ngày 2 đến ngày 10-9.
Cũng trong chiều ngày 2-9, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên (PTP) làm lễ công bố chính thức phát sóng chương trình truyền hình địa phương trên kênh 37 UHF. Hằng ngày, PTP phát chương trình địa phương trong vòng tám giờ, vào các khung giờ từ 18 giờ đến 22 giờ, phát lại buổi sáng hôm sau từ 8 giờ đến 12 giờ; thời gian còn lại trong ngày tiếp phát kênh truyền hình HTV7 của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.
Từ năm 2000 đến nay, Phú Yên là tỉnh duy nhất trong cả nước không có đài truyền hình địa phương, do Đài Truyền hình tỉnh Phú Yên trước đó được sáp nhập vào Truyền hình Việt Nam (VTV) và trở thành Trung tâm truyền hình khu vực đóng chân trên địa bàn Phú Yên.
Sau khi đi vào hoạt động, PTP Phú Yên là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Phú Yên, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, thực hiện chức năng báo chí của Đảng bộ và chính quyền tỉnh; đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước về báo chí, truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
* Tại Thừa Thiên – Huế, hàng nghìn du khách và người dân khắp các huyện, thị đã tập trung hai bên bờ sông Hương, đoạn Công viên Lý Tự Trọng và trước Nghinh Lương Đình (TP Huế) để xem Ngày hội đua ghe, thuyền rồng truyền thống tỉnh Thừa Thiên – Huế lần thứ 25 năm 2013.
Hấp dẫn các đội đua thuyền rồng truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Đây là sự kiện nổi bật nằm trong khuôn khổ các hoạt động thể thao, văn hóa chào mừng Tết Độc lập của dân tộc và Đại hội Thể dục thể thao tỉnh tỉnh Thừa Thiên – Huế lần thứ 7.
Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân tại Thừa Thiên – Huế cùng du khách trong và ngoài nước nô nức hội tụ về cùng reo hò náo nhiệt, sôi động ở hai bên bờ sông Hương để cổ vũ cho những tay chèo trổ tài trong ngày hội đua ghe và thuyền rồng truyền thống.
Ngày hội đã quy tụ hơn 250 vận động viên nam, nữ của 10 đội đua đến từ các huyện, thị xã, thành phố có phong trào đua ghe và thuyền rồng truyền thống tại Thừa Thiên – Huế, như: Quảng Điền, Phú Vang, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy và TP Huế. Mỗi đội đua có 10 tay chèo và một tay lái, tranh tài theo thể lệ hai vòng bốn tráo với nội dung đua ghe truyền thống là độ cúng, độ tiền và độ phá; riêng độ cúng và độ phá là ba vòng sáu tráo.
Kết quả, nhất toàn đoàn thuộc về đội đua ghe và thuyền xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy), nhì toàn đoàn thuộc về đội huyện Phong Điền và ba toàn đoàn thuộc xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền). Riêng đội đua ghe và thuyền nữ của xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà) đoạt “tam thắng”.
Cùng ngày, hòa trong không khí náo nức mừng Tết Độc lập của dân tộc, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức khởi động chương trình kích cầu “Tháng vàng du lịch tại di sản Huế”.
Chính thức khởi động “Tháng vàng du lịch tại di sản Huế”.
Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, trong buổi sáng ngày 2-9 ước tính có hơn 30 nghìn lượt khách đã đến tham quan các di tích Huế. Lượng khách đến Huế tăng cao khiến các bãi giữ xe ở các di tích lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định… luôn quá tải, du khách đến sau phải gửi xe khá xa.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, trong tháng kích cầu du lịch, du khách mua vé tham quan ba điểm gồm: Đại Nội, lăng Khải Định và lăng Minh Mạng sẽ được tham quan miễn phí tất cả các điểm di tích còn lại; đoàn từ 30 khách trở lên sẽ có hướng dẫn viên thuyết minh miễn phí. Mỗi ngày trong tháng 9, tại Hoàng cung sẽ có thêm hai đợt trình diễn đại nhạc tại sân Thế Miếu (bắt đầu từ 10giờ và 16 giờ) và biểu diễn tiểu nhạc tại điện Thái Hòa (bắt đầu từ 8 giờ và 14 giờ).
Theo Nhandan.vn
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()